Người phụ nữ quyền lực nhất Nhật Bản: Sống trong tầng lầu 30m2, không chồng và rất thích chó
Với sức mạnh tổng hợp đến từ lòng dân, chủ nghĩa và chủ nghĩa dân túy, giới quan sát nhận định bà có thể là Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản, kế nhiệm ông Abe.
Tháng 10 năm ngoái, Thomas Bach – chủ tịch ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã đến Tokyo bàn bạc một số vấn đề liên quan đến chi phí tổ chức Olympic 2020. Phía IOC có nhiều cách để gây áp lực lên Nhật Bản: chỉ còn 3 năm nữa là đến ngày tổ chức, nếu gây ra sai sót thì những lỗi lầm ấy sẽ lan ra toàn cầu, cuối cùng thì Nhật Bản cũng sẽ phải chi tiền ra.
Nhưng ông Bach đã không gây ra bất cứ áp lực nào trước Nhật Bản, chính xác hơn là trước bà Yuriko Koike – thống đốc Tokyo. Bà Koike đã tổ chức một buổi họp, toàn bộ diễn biến đều có sự tham gia của giới truyền thông báo chí. Không chỉ có 1 hay 2 chiếc máy quay, tất cả đều được truyền hình trực tiếp.
Trong bầu không khí căng thẳng, lo lắng đến từ hai người tham gia đàm phán và cả từ phía người xem, ông Bach đã phải thừa nhận rằng ông nhìn thấy một “khả năng lớn” có thể cắt giảm chi phí tổ chức thế vận hội sắp tới xuống 26,4 tỷ USD. Người phụ nữ ngồi trước mặt ông vẫn rất bình tĩnh, điềm đạm nhưng có thể sẵn sàng tấn công người đối diện bất cứ lúc nào.
Người phụ nữ đó là ai?
Bà Yuriko Koike – 64 tuổi là thành viên của Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe. Tuy nhiên, do không được đảng này hậu thuẫn nên bà đã tranh cử với tư cách ứng viên độc lập. Sau khi nhận được hơn 2,9 triệu phiếu, đánh bại các đối thủ với khoảng cách đặc biệt lớn, bà đã trở thành nữ thống đốc đầu tiên của Nhật Bản.
Với tỷ lệ bỏ phiếu là 86%, bà đã trở thành nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất Nhật Bản. Bà đã làm điều đó bằng cách chống lại người tiền nhiệm Shintaro Ishihara, chống lại Masuda Hiroya người được 3 đảng quan trọng giới thiệu, chống lại ông Torigoe Shuntaro được 4 đảng giới thiệu và cuối cùng là chống lại phe đàn ông vốn được coi là sức mạnh của quốc gia. Với sức mạnh tổng hợp đến từ lòng dân, chủ nghĩa và chủ nghĩa dân túy, giới quan sát nhận định bà có thể là Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản
“Đừng ỷ lại vào hiện tại, hãy tìm kiếm những điều mới mẻ, thay đổi nó và cải cách thường xuyên, đó là cách tư duy bảo thủ của tôi. Thay đổi để giữ gìn”, bà chia sẻ tại căn hộ nhỏ của mình thuộc quận Nerima, Tokyo. Chính trị Tokyo, bà tuyên bố, vẫn còn bị mắc kẹt ở thế kỷ 19 và chưa được cải cách toàn diện. “Điều đó lý giải tại sao mục tiêu của tôi lại là Đại cải cách Tokyo”.
Bà Koike – năm nay 64 tuổi. Ảnh: FT
Ngồi trên một chiếc ghế sofa trong một căn nhà nhỏ, bà Koike năm nay đã 64 tuổi trả lời dõng dạc trong tư thế lưng luôn giữ thẳng, đôi mắt mở to cùng với âm điệu trầm bổng như đài phát thanh truyền hình. Bà Koike được công chúng biết đến lần đầu tiên với tư cách là người dẫn chương trình kinh tế World Business Satellits thời kỳ nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu bùng nổ.
Bà gia nhập chính trường vào năm 1992, chuyển giữa một loạt đảng nhỏ cho đến khi quyền bổ nhiệm của cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đưa bà trở thành Bộ trưởng Môi trường từ năm 2003 đến năm 2006. Bà cũng giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng một thời gian ngắn trong ban Nội các đầu tiên của ông Abe năm 2007.
Không nhận được sự ủng hộ của đảng và đặc biệt là ông Abe. Cuộc đời sự nghiệp của bà dường như đã chấm dứt. Nhưng bà đã đặt cược tất cả vào cuộc bầu cử thống đốc Tokyo. Bà rời khỏi đảng và tranh cử với tư cách độc lập. Cuối cùng, bà đã giành được một chiến thắng vang dội. “Những ứng viên khác tranh cử để tìm một công việc. Tôi khác họ. Tôi đã rời khỏi quốc hội. Tôi vẫn có thể ở lại. Nhưng tôi đã bỏ và coi tranh cử như một thử thách”, bà Koike chia sẻ.
Phòng khách giản dị của bà Koike. Ảnh: FT
Bà Koike rất yêu thích một chú chó tên là So-chan. Khi có người hỏi tuổi của chú chó, bà nói hơi bất lịch sự khi hỏi tuổi một cô gái thì phải.
Mặc dù là người phụ nữ quyền lực nhất Nhật Bản, đến thăm nhà của Thống đốc Tokyo, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi đó là một tầng nhỏ chỉ vỏn vẹn 30m2. Không gian sống của bà không màu mè, không khách sáo và rất đời. “Tôi từng sống ở đây với mẹ tôi, nhưng bà đã qua đời. Sống một mình thì rất nguy hiểm nên hiện nay tôi sống với em cậu và mấy đứa nhỏ”, bà chia sẻ. Bà Thống đốc sống ở tầng trên còn gia đình người em họ sống ở tầng dưới. Đây là một kiểu gia đình phổ biến ở Nhật bản. “Nghe tiếng lũ trẻ khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, bà nói.
(Nguồn Trithuctre)