Nếu ngày nào đó bạn chết, ai sẽ là người bên cạnh?

Mở đầu dòng tâm sự.

Cô viết rằng mình là một người phụ nữ 30 tuổi không có người yêu lẫn bạn bè, sẽ sống một mình như thế cho đến khi qua đời.

“Người ta nghĩ rằng phụ nữ độc thân sẽ rất cực khổ, thế nhưng ở tuổi này, tôi đã hiểu được thế nào là cuộc sống, đã quen với việc ở một mình, đến kết hôn tôi cũng chẳng cần”

Không chỉ riêng cô gái ở trên, mà có rất nhiều người dân Nhật Bản độ tuổi từ 20 đến 30 đã và đang nghĩ đến việc sẽ kết thúc cuộc đời một mình, không có ai bên cạnh. Theo thống kê, vào năm 2015 khoảng 238 người độ tuổi từ 20 đến 30 chọn cho mình “cái chết cô độc”. Những năm sắp tới, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 246 người, 260 người và không có dấu hiệu ngừng lại trong tương lai.

Nói về “cái chết cô độc” (Kodokushi) ở Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến hình ảnh những người già lủi thủi một mình trong nhà riêng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chỉ bầu bạn với thú nuôi suốt thời gian dài, sau đó qua đời lặng lẽ. Phải đến vài ngày sau khi chết họ mới được phát hiện.

Ảnh minh họa

Thế nhưng gần đây, đó đã không còn là câu chuyện của những người già. Số người trẻ tuổi chọn lựa cho mình cái chết cô độc đang có xu hướng gia tăng. Đây là lúc người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Một người đàn ông 62 tuổi ở Nhật nghẹn ngào kể rằng “Tôi đến thăm con gái tôi và biết được nó đã chết cách đây 3 ngày. Giá mà tôi liên lạc với nó thường xuyên hơn”.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Hiệp Hội Cảnh Sát Quốc Tế Nhật Bản (IPA) vào tháng 3 năm 2016, tỷ lệ người chọn lựa cái chết cô độc nhiều nhất vẫn thuộc về người già (tầm 60 tuổi), xếp sau đó là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Đây được xem như một dấu hiệu cần quan tâm khi số người trong độ tuổi trung niên chiếm tỉ lệ lớn. Bên cạnh đó thời gian trung bình để phát hiện những vụ việc liên quan đến “cái chết cô độc” là 20 ngày. Thật là những con số đáng buồn.

Một số tin tức liên quan khác:

Vào tháng 1 năm 2015, một người đàn ông 30 tuổi được phát hiện chết tại nhà riêng ở Matsuyama.

Vào tháng 10 năm 2011, một sinh viên năm 2 tìm thấy chết một mình trong phòng trọ tại Yamagata.

Vậy nguyên nhân cho hiện tượng trên là do đâu?

Tỷ lệ những người trẻ tuổi chọn “cái chết cô độc” chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động, đó chính là những nhân viên thời vụ bất mãn với áp lực công việc và phúc lợi không tương xứng với những gì họ bỏ ra. Thay vì phản kháng lại, họ bất lực cam chịu và cuối cùng chọn lựa cái chết.

Ảnh minh họa

Dạo gần đây, các công ty thường có xu hướng thuê mướn nhân viên hợp đồng, thời vụ thay vì nhận nhân viên chính thức. Đối với đối tượng lao động này, họ thường không nhận được phúc lợi thật sự tốt. Ví dụ như thu nhập không ổn định, công ty không tạo điều kiện phát triển,… Dù những người này có vắng không phép trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến công ty. Đó là lý do cảnh sát thường mất một khoảng thời gian để phát hiện ra những vụ việc liên quan đến “cái chết cô độc” thuộc đối tượng này.

Bên cạnh đó, giới trẻ Nhật Bản ngày nay có xu hướng cách ly khỏi xã hội. Đó là những con người dễ dàng thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, không bạn bè, không người thân, thiếu trầm trọng kĩ năng giao tiếp, kiến thức xã hội. Chỉ cần một khủng hoảng nhỏ xảy ra trong cuộc sống cũng khiến họ rơi vào chứng trầm cảm, sau đó chọn lựa kết liễu đời mình trong đơn độc.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, độ tuổi từ 20 đến 30 chính là độ tuổi nhạy cảm nhất trong cuộc đời con người. Khi mà sự bảo bọc của gia đình không thể bảo vệ họ mãi, buộc họ phải một mình đặt chân ra cuộc sống thật. Chưa kể đến mối quan hệ ngày càng lỏng lẻo trong các gia đình Nhật Bản khiến hậu phương của những người trẻ lung lay, dẫn đến tình trạng họ dễ dàng gục ngã trước cuộc đời.

Không nhận thức được vị trí của bản thân, không một ai ở bên cạnh để chia sẻ những vất vả trong cuộc sống, những người trẻ tuổi ngày nay đang dần cảm thấy bi quan, bế tắc thay vì tìm ra biện pháp để thoát ra khỏi vũng lầy của mình. Với người già, những cái chết đơn độc chính là cách chọn lựa cuối cùng của họ để tránh liên lụy đến người thân thì với những người trẻ tuổi, chết là con đường ngắn nhất để giải thoát họ khỏi những muộn phiền trong cuộc sống. “Đến khi tôi chết đi, liệu có ai đến viếng không?”- câu hỏi này ám ảnh bất kì bạn trẻ Nhật Bản nào còn đang mông lung tìm kiếm vị trí của mình trong cuộc đời.

Ảnh minh họa

Về những “cái chết đơn độc” ở Nhật, cái bạn nhìn thấy chỉ là những con số, tuy nhiên đằng sau những con số ấy chứa đựng câu chuyện buồn về cuộc sống.

Một cái chết lặng lẽ đơn độc như vậy liệu có phải là lựa chọn cuối cùng để giải thoát cho bạn. Nếu một ngày nào đó chết đi, liệu bạn thật sự không cần ai ở bên mình?

Sachiko

Hikikomori – Thế hệ thanh niên Nhật 10 năm không bước ra khỏi phòng

Mối quan hệ bố mẹ và con cái trong gia đình Nhật đang dần sụp đổ?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: