Vì sao người Nhật đi bên trái?

Tất cả mọi người đều nhận ra rằng khi lưu thông trên đường, không giống như phần lớn các nước trên thế giới, người Nhật lại đi bên trái, nhưng có lẽ không phải tất cả đều biết được lý do vì sao. Có rất nhiều giả thuyết về vấn đề này, hãy cùng xem thử một trong những lý do đó.

Người ta kể rằng, những con đường vào thời Edo (1603-1867) – hay còn gọi là thời đại của các Samurai  ở Nhật phần lớn đều nhỏ và hẹp nên khi đi bộ trên những con đường này, các kiếm sĩ Samurai nhận ra rằng, kiếm của họ thường đeo bên hông trái (do đa phần người Nhật thuận tay phải) rất dễ bị va chạm với kiếm của người đối diện khi đi ở phía bên phải, và những va chạm này rất dễ dẫn đến các cuộc “cãi vã của kiếm sĩ”. Vì thế để tránh những cuộc chiến vô nghĩa này, các kiếm sĩ đã tự ra luật lệ riêng cho mình là hãy đi ở phía bên trái đường.

 Bên phải                                                                    Bên trái

Sau đó, khi thời đại Edo kết thúc, bước vào thời Minh Trị thì Nhật Bản bắt đầu giao thương với các nước phương Tây. Và để đầu tư mở mang đường sá, nước Nhật đã mở thầu gói giao thông cho các nước tư bản lớn, trong đó có Mỹ, Pháp và Anh. Cuối cùng nước Anh đã giành được quyền thiết kế hệ thống đường sắt của Nhật, vào năm 1872 đa số các hệ thống đường sắt đã đi vào hoạt động với thiết kế thuận theo phong tục đi lại của người Anh, đó là bên trái. Vì người Nhật đều dành tình cảm của mình cho từng hệ thống đường sắt nên thói quen đi lại bên trái dần trở thành luật (1924) và vẫn giữ đến ngày nay.

Tuy nhiên ở Nhật vẫn có một nơi đã từng có lệnh lưu thông bên phải. Đó chính là Okinawa. Trong thế chiến thế giới thứ II, Okinawa nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ nên buộc phải lưu thông bên phải cho đến khi được trao trả lại cho Nhật Bản.

Dù đã ban hành luật lưu thông bên tay trái, nhưng các bạn có thể vẫn thấy trên thang cuốn ở Osaka, người ta sẽ đi bên phía tay phải và dành phần bên trái cho những người đang vội có thể vượt qua (nhưng khi đến Tokyo thì ngược lại).

 Osaka   (vùng Kansai)                        Tokyo (vùng Kanto)     

Vì thế cách tốt nhất để khỏi ngỡ ngàng là hãy “nhập gia tùy tục” vì khi đến Nhật, mọi thứ đều có trật tự và quy tắc của nó. Cứ theo thứ tự, xếp hàng theo dòng người, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về tập quán khi đi lại ở Nhật.

Sakura Ichihara

Một số lưu ý khi sử dụng thang cuốn ở Nhật Bản
Sự khác nhau về những nguyên tắc trong giao thông tại Nhật Bản và Việt Nam

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: