Kinh ngạc với cuộc sống không nước máy của thị trấn trên đảo Honshu

Ở Nhật, gần đây đang xôn xao câu chuyện có vẻ hi hữu về mỗi quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Có lẽ ngay cả nhiều người Nhật cũng không biết sự tồn tại của một ngôi làng quanh năm chỉ nhờ vào nguồn nước sạch dưới dòng kênh chảy quanh nơi đó.

Đó là một nơi thuộc vùng Harie tỉnh Shiga, có một hệ thống sinh thái gọi là Kabata. Habata có ý nghĩa là nhà bếp. Hệ thống này hoạt động như thế nào . Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn.

Ở thị trấn Harie có một dòng thác chảy ra từ núi Hidasan Myaku, dòng nước đó rất trong lành và hoàn toàn không bụi bẩn.

 

 

Khoảng tháng 5, tháng 6, trên dòng nước sạch đến kinh nạc này sẽ có những bầy đom đóm bay đến. Bạn cũng biết đấy, đom đóm nổi tiếng là những sinh vật chỉ có thể sống ở vùng sông nước trong lành. Vậy đã đủ thấy dòng kênh này sạch đến mức nào rồi.

Từ tháng 6 đến tháng 10, dòng nước này còn là nơi bơi lội tung tăng của loài cá suối Ayu. Loài cá này cũng rất kiêng kị những khu nước bẩn nên chúng ta có thể tưởng tượng độ sạch của con kênh này rồi phải không?

Dòng kênh này phải nói là đặc sản của thị trấn Harie này.

Đây là khu bếp của một nhà dân.

 

 

Người dân ở đây sử dụng ống nước và bơm trực tiếp nguồn nước ngầm lên để sinh hoạt. Nhiệt độ nước trung bình một năm là 13 độ. Mùa hè thì mát lạnh, sảng khoải, đông đến lại cho cảm giác ấm áp khác hẳn với nước máy thông thường.

Và tất nhiên người dân ở đây không chỉ uống nước từ nguồn sông này mà còn dùng cho việc nấu nướng hay làm lạnh rau quả và đồ uống.

Thật là tiện lợi phải không nào?

Bất ngờ hơn nữa đó là…

 

 

Nhìn từ trên có thể thấy rõ những chú cá đang bơi lội dưới đáy.

Sau khi ăn uống, mọi người lại có thể rửa chén bát từ nguồn nước này, thỉnh thoảng có thức ăn thừa chỉ việc cho những chú cá này ăn.

Và đương nhiên, việc tránh làm ô nhiễm nguồn nước sạch này cũng rất được chú ý quan tâm. Để chăm sóc cho loài cá ở đây lớn lên khoẻ mạnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, người dân sẽ chú trọng không cho các chất tẩy rửa hoặc bọt kem đánh răng không làm ô nhiễm nguồn nước chung.

Có nhà còn tận dụng nước để giặt giũ.

 

 

Bột giặt đương nhiên sẽ là loại thân thiện với môi trường.

Thậm chí họ còn dùng nước để chạy máy phát điện.

 

 

Những máy phát điện được đặt dọc bờ kênh, nhờ năng lượng này mà buổi tối khu vực này sẽ thắp đèn rực rỡ.

“Phát minh” này cũng thật là thân thiện với hệ sinh thái.

Ngoài ra, đậu phụ cũng được làm từ dòng nước ngầm thiên nhiên này.

 

 

Chắc hẳn đậu phụ được làm bằng cách này sẽ ngọt thanh hơn đậu phụ bình thường nhiều nhỉ.

Phương pháp sử dụng nước như trên, ở thị trấn Harie được gọi là Shouzu (生水), dịch nôm na là nguồn nước có linh hồn, đang sinh sống cùng với người dân.

Nguồn nước đã thân thiện, hiền hoà với con người, vì vậy loài người cũng phải bảo vệ hệ sinh thái, chung sống hoà thuận với thiên nhiên. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta trước khi mẹ Thiên Nhiên quay lưng lại với Trái Đất.

Kengo Abe

Hi hữu chuyện vi khuẩn có thể ngăn chặn sóng thần
Nhật Bản sạch sẽ đến mức độ nào?
Trồng rau sạch qua điện thoại thông minh, họ đã làm điều đó như thế nào?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: