Sốc với xu hướng “đua đòi” Make-up từ khi tiểu học của người Nhật

Ở Nhật, trang điểm không những được xem là phương pháp làm đẹp, giúp nữ giới tự tin hơn khi ra đường, mà đó còn được xem như một trong những quy tắc ứng xử tối thiểu trong xã hội, nhất là ở công sở.

Một số lý do cho việc không thể không trang điểm khi ra khỏi nhà của ngừoi Nhật đó là…

“Để cho đối phương phải nhìn gương mặt không trang điểm của mình quả là điêu thất lễ”

“Foudation còn có tác dụng chống tia cực tím. Thoa Foudation và kem chống nắng là có thể ngăn chặn gấp đôi tia UV rồi”

“Môi trường công sở rất khắc nghiệt, sẽ bị soi mói rất nhiều nên để mặt mộc không phải là điều cấm nhưng nếu làm như vậy thì chỉ có bản thân thấy xấu hổ thôi”.

Và còn rất nhiều ý kiến khác về văn hoá trang điểm của người Nhật.

 

 

Vậy có bao giờ bạn thắc mắc người Nhật bắt đầu trang điểm từ khi nào chưa?

Ở Việt Nam, hầu hết việc trang điểm từ khi còn là học sinh, hẳn là chuyện rất hiếm hoi, nhất là tiểu học. Thậm chí một số trường cấp 3 cũng rất nghiêm khắc trong việc làm đẹp sớm này của học sinh mình. Có người đến khi đi làm mới bắt đầu học trang điểm nhưng chẳng thế điêu luyện và “thần tốc” được như người Nhật.

Vậy hẳn là họ đã trải qua một thời gian “khổ luyện” để có thể đạt đến tốc độ và kỹ thuật như vậy nhỉ.

Bạn sẽ phải sốc khi biết được độ tuổi bắt đầu tiếp xúc với đồ trang điểm của người Nhật đấy.

Một trang web đã khảo sát về việc người Nhật bắt đầu trang điểm từ khi nào.

Đầu tiên hãy nhìn qua bảng số liệu chung không phân độ tuổi dưới đây.

 

Qua những số liệu trên đây, nhìn chung, người Nhật bắt đầu trang điểm từ cấp 3 (26.0%), sau đó là lúc trở thành sinh viên đại học ( 24.7% ) và thành người đi làm (24.7%)

Ở Việt Nam, số học sinh cấp 3 trang điểm không nhiều như Nhật Bản, nhưng lên đại học và ra trường đi làm thì số lượng này tăng lên.

Vậy nếu phân loại độ tuổi trang điểm theo 3 thế hệ U20 , U30 và U40 thì có điều gì khác biệt?

 

Có một sự chênh lệch rất lớn giữa các thế hệ phải không các bạn?

Đặc biệt là ở thế hệ U20, số lượng người bắt đầu trang điểm từ khi là học sinh trung học và người đi làm chiếm đáng kể (18.4%). Tuy nhiên, đáng chú ý là số học sinh trước tiểu học bắt đầu trang điểm và không hề trang điểm chiếm một tỉ lệ vượt xa các độ tuổi khác (10.5%).

Từ đó, có một xu hướng dễ nhận ra, đó là càng về sau này, việc trang điểm ở người Nhật bắt đầu càng sớm. Nhưng cùng với đó, số lượng người chưa bao giờ trang điểm cũng tăng theo. Khác hẳn với thế hệ U40, không bao giờ có chuyện không trang điểm và việc trang điểm cũng bắt đầu khá muộn.

 

 

Nguyên nhân của việc trang điểm sớm ở các thế hệ gần đây cũng khá đa dạng. Nhung nhìn chung, ảnh hưởng mạnh mẽ của trào lưu オルチャン(Ulzzang) từ Hàn Quốc có nghĩa là người đẹp hay gương mặt đẹp trong tiếng Hàn đã tác động không nhỏ trong giới trẻ Nhật hiẹn nay. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có rất nhiều nhóm nhạc nữ tuổi Teen, từ đó các em thần tượng và ăn mặc trang điểm sao cho giống thần tượng cũng được xem là một trong những nguyên nhân.

 

 

Ulzzang chỉ những người có gương mặt đẹp nổi tiếng trên mạng xã hội. Có rất nhiều Idol Hàn Quốc có xuất thân từ một Ulzzang.

Các bạn cũng biết Nhật Bản là đất nước đi đầu trào lưu và hưởng ứng nó rất mạnh mẽ. Vì vậy rất dễ lâu lan, ảnh hưởng lẫn nhau trong các em .

 

Nguồn ảnh: excite.co.jp

Biểu đồ dưới đây cũng cho thấy lý do bắt đầu trang điểm của nữ giới Nhật cũng là do thấy bạn bè trang điểm thì cũng muốn làm thử xem.

Ngoài ra còn có một số điều kiện để người Nhật bắt đầu việc này đó là “Làm cho bản thân thấy tự tin, “Nhìn thấy người nổi tiếng trên TV và tạp chí nên cũng muốn trang điểm giống họ, ảnh hưởng từ gia đình, chị gái”…

Tóm lại, mỗi thế hệ, mỗi thời đại lại có một chuẩn mực đánh giá khác nhau cho cái đẹp. Chưa bàn đến những tác hại hay lợi ích của xu hướng trang điểm sớm ở Nhật Bản. Đẹp thì cứ ngắm trước đi đã!

Nguồn tham khảo : excite.co.jp

Chee

Quán cà phê nhân viên nữ nói không với trang điểm
Trang điểm lấp lánh: Xu hướng đến từ Nhật Bản
Trang điểm trong tàu điện có được phép?
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: