Những tai nạn cười ra nước mắt chỉ vì từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật

Trong Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa khiến chúng ta đau đầu, trừ khi đặt vào ngữ cảnh thích hợp. Tiếng Nhật cũng có rất nhiều những từ như vậy.

Từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật gọi là 同音異義語 (Douonigigo).

Chính người Nhật cũng thỉnh thoảng “lạc trôi” vào thế giới từ này và rơi vào những tình huống khó xử vì hiểu lầm ý đối phương.

 

 

Nhìn chung, trong tiếng Nhật để phân biệt từ đống âm khác nghĩa. Ta có hai cách, đó là lắng nghe trọng âm của từ và thứ hai là nhìn vào Kanji (chỉ có lúc này mới thấy được tác dụng của Kanji các bạn nhỉ?)

Phân biệt bằng Kanji thì các bạn đã hiểu rõ. Nhưng phần nhấn trọng âm (アクセント) chắc chắn sẽ dễ làm các bạn rối rắm và dễ nhầm lẫn lắm đấy.

Ví dụ:

雨⇒ ↑↓ Mưa

飴⇒ ↓↑   Kẹo

Hai từ này đều đọc là “Ame” nhưng nếu muốn nói từ mưa  thì các bạn nhấn lên rồi xuống giọng. Nếu xuống rồi lên giọng thì có nghĩa là Kẹo nha

Cùng học từ đồng âm khác nghĩa đơn giản nhé.

 

 

Cùng thử thách trí tưởng tượng của bạn bằng những mẫu hội thoại “ngớ ngẩn” cười ra nước mắt dưới đây nhé.

Câu chuyện số 1:

妻「パンツ食ったよ」( Tôi vừa ăn quần đấy ông)
ぼく「えっ」(Hả??)
妻「えっ」(Hở??)
ぼく「食べて大丈夫なの」( Ăn được hả? )
妻「もちろん!ウ●コの味だなっておもったもん」(Tất nhiên! Tôi còn tưởng là ngửi thấy vị ph*n nữa kìa! )
ぼく「えっ」(Hả? )
妻「えっ」( Sao? )
ぼく「なにそれこわい」(Bà đang nói cái gì vậy? Ghê quá đi)
妻「あなたも食べる?」(Ông cũng ăn chứ? )
ぼく「いやいい」(Thôi khỏi )
妻「じゃあお隣りにあげようかしら( Vậy để tôi tặng nhà hàng xóm)
物音は聞くけど見たことないのよね ( Tôi chỉ nghe có tiếng động thôi chứ chưa bao giờ gặp họ ! ) 
ぼく「おい……お隣りは誰もいないぞ」 ( Gì vậy? Nhà bên làm gì có người?)
妻「なにそれ本当にこわい」(Hả? Gì ghê vậy? )
ぼく「やばい」( Ghê thật )

 

Ở đây người vợ muốn nói là mình đã làm bánh rồi “パン作った” và hỏi chồng mình có ăn không?

Trong khi chồng lại tưởng vợ ăn quần. Thật là tình huống dở khóc dở cười mà.

 

Câu chuyện số 2:

娘「ねーママ、携帯電マ買って」( Mẹ ơi, mua đồ chơi “ấy ấy” cho con đi )
母「携帯電マ!?そんな言葉どこで覚えたの?」(Đồ chơi “ấy ấy”!? Từ đó con học ở đâu ra vậy?)
娘「ママ、いつも使ってるじゃん」(Mẹ lúc nào cũng dùng mà )
母「え?見られてたの!?」(Hả? Con thấy rồi sao?)
娘「いつも見てるよ」(Con lúc nào cũng nhìn thấy mà )
母「え?」(Hả?? )
娘「え?」(Sao vậy ạ? )
娘「ねー買ってよー友達も皆もってるんだよー」(Mẹ mua đi mà! Bạn con ai cũng dùng hết)
母「小学生なのに!?」( Cái gì?? Mới học sinh tiểu học đã dùng rồi hả? )
娘「今どき普通じゃん」(Ủa thời đại này là bình thường mà mẹ! )
母「え?」(Thiệt hả??)
娘「え?」(Ủa??)

Bé gái còn nhỏ nên phát âm nhầm “Denwa” thành “Denma”. Tuy nhiên, Denma là từ rất nhạy cảm chỉ một loại đồ chơi tình dục của nữ giới. Các bạn lên mạng tra thì sẽ ra đấy.

Mới học sinh tiểu học mà đã dùng “cái này” thì có chút…

Hơn nữa, dựa vào sự tương đồng phát âm này mà người Nhật còn dùng để chơi chữ.

Ví dụ:

パンダの食べ物はパンダ。(Thức ăn của Gấu trúc là bánh mì)

ハナからハナ。(Hoa từ mũi)

ネコがねころんだ (猫が寝転んだ –  Con mèo đã ngủ lăn quay)

Ngoài ra, vì sự rắc rối của từ đồng âm này, mà người Nhật đã lập trình bàn phím máy tính hay điện thoại để khi bạn đánh chữ, máy sẽ tự hiện ra câu chứa Kanji chính xác. Thực hành thử ngay và luôn nhé!

Vì dụ:

にわにはにわニワトリがいます(庭には二羽鶏がいます- Trong vườn có hai con gà )

きしゃのきしゃがきしゃできしゃしました (貴社の記者が汽車で帰社しました- Ký giả của công ty  đã đi xe lửa về công ty rồi)

Từ đồng âm khác nghĩa là một trong những điều khiến tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ khó hơn bao giờ hết. Vì thế khi học từ vựng, hãy học luôn cách nhấn trọng âm của nó nhé. Vừa viết, vừa đọc to thành tiếng là cách rất hiệu quả để nhớ lâu đấy. Chúc các bạn không rơi vào những tình huống trớ trêu như các câu chuyện trên đây nhé.

Nguồn tham khảo: Matome.naver.jp

Chee

Tin vui cho người học tiếng Nhật – Google Translate cập nhật tính năng dịch trực tiếp từ hình ảnh
Những từ tiếng Nhật được quốc tế hoá
Cùng Japo thử sức với những câu nói “lẹo cả lưỡi” trong tiếng Nhật

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: