Bí quyết “chính xác đến từng li” của tàu ở Nhật là nhờ hành động này của nhân viên nhà ga.

Những bạn hay đi tàu điện ở Nhật có bao giờ chú ý đến hành động kì lạ này của các nhân viên sân ga.

Họ vừa chỉ vào vật thể vừa đọc to tiến trình. Dường như họ đang nói chuyện một mình chứ không truyền lệnh hướng dẫn cho người khác.

Bạn có thấy hành động này rất kì lạ không?

Như bạn đã biết, hệ thống đường sắt Nhật Bản vào loại tốt nhất thế giới. Một mạng lưới các tuyến đường phức tạp đã vận chuyển hơn 12 tỷ hành khách mỗi năm, với độ chính xác về thời gian có thể tính bằng giây.

Để đạt được những thành tựu ấy, không thể không kể đến công lao to lớn của những nhân viên nhà ga. Họ đóng vai trò to lớn góp phần giữ cho việc vận hành nhà ga đi vào quỹ đạo. Để làm được điều đó không phải là chuyện dễ dàng bởi không giống bất kì nơi nào, hệ thống đường sắt ở Nhật vào loại phức tạp nhất thế giới.

Hệ thống đường sắt phức tạp ở Tokyo

Chính vì thế, những nhân viên này đã sử dụng đến một loại kĩ thuật kết hợp giữa cử chỉ và lời nói. Hành động này, người ngoài nhìn vào có thể xem là ngớ ngẩn. Nhưng bạn có biết chính nhờ nó mà những sơ suất kĩ thuật trong công việc giảm tới 85%.

Thuật ngữ người Nhật sử dụng cho hành động vừa chỉ vừa hô to là Shisa Kanko (指差喚呼).

Shisa kakunin kanko (指差確認喚呼) 

Hoặc yubisashi koshō (指差呼称).

Người Nhật tin rằng nhờ vào sự kết hợp giữa việc chỉ và đọc thật to một việc, chỉ dẫn hoặc tiến trình mà não bộ sẽ được kích hoạt triệt để. Đồng thời kích thích ngũ quan hoạt động tối đa năng suất. Mức độ hiệu quả của thủ thuật này đã được Viện An toàn Sức khỏe Lao động Quốc gia Nhật Bản công nhận.

Thay vì làm việc chỉ dựa vào thói quen, việc chỉ vào vật chính là xác nhận lần 1 bằng mắt, và đọc to công việc chính là xác nhận lần 2 với tai, sau đó mới bắt đầu thực hiện. Trên cơ sở đó, hiệu suất và độ chính xác khi thực hiện hành động sẽ tăng gấp đôi.

Ban đầu thủ thuật này được sử dụng chủ yếu tại các nhà ga, nhưng dần dần, nó phổ biến trong hầu như mọi ngành nghề ở Nhật, bao gồm vận tải, ngành y, ngành điện tử, cơ khí,…

Tại Bảo tàng đường sắt Kyoto có trưng hình ảnh về hành động này, chứng tỏ đây là một phần không thể thiếu của giao thông Nhật Bản.

Để trở thành một nhân viên nhà ga, họ sẽ được đào tạo cơ bản về Shinsa Kanko. Tất nhiên lúc ban đầu có rất nhiều người cảm thấy ái ngại với kiểu làm việc kì quặc này. Nhưng sau đó cảm giác “xấu hổ” sẽ sớm qua nhanh khi họ nhân ra tầm quan trọng của nó.

Các nhân viên nhà ga ở Nhật đã rất vất vả để bảo vệ an toàn cho hành khách đấy. Quả là một hành động vừa thông minh vừa cảm động phải không nào!

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: