Núi Phú Sĩ Nhật Bản đã tích trữ năng lượng 300 năm, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào

Núi Phú Sĩ là địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng và náo nhiệt nhất Nhật Bản, nó đã trở thành một biểu tượng tượng trưng cho Nhật Bản.
Ít ai ngờ biểu tượng này lại là một quả bom không hẹn giờ vì núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa đang hoạt động, trong lịch sử từng phun trào nhiều lần, mỗi một lần đều có thể tạo thành thiên tai khủng khiếp, lần tiếp theo rất có thể sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào.

 


Núi Phú Sĩ nằm ở Honshu phía Tây Nam Bộ Nhật Bản, là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản, cao 3.3776 mét trên mực nước biển, đỉnh núi đâm xuyên qua mây, vì vậy chóp núi phủ đầy tuyết trắng, được người Nhật gọi là “thánh sơn”, nhưng ngọn núi lửa này trong lịch sử từng phun trào nhiều lần, mỗi lần đều có thể tạo thành thiên tại khủng khiếp.

 

 

Núi Phú Sĩ tuyệt đẹp lại có thể “nổ tung” bất cứ lúc nào

Nhóm chuyên gia của Ủy ban phòng chống thiên tai Trung Ương Nhật Bản dự đoán, sự phun trào của núi Phú Sĩ có thể có hai hình dạng, một là từ vách núi tuôn chảy dung nham, một loại khác phun ra vô số tro núi lửa từ trên đỉnh núi.

Giáo sư danh dự Shigeo Aramaki của Trường đại học Tokyo Nhật Bản cho biết, nếu như xảy ra phun trào núi lửa theo kiểu phun trào dung nham, rất có thể vách núi Phú Sĩ từ hướng đông nam_ tây nam dài sẽ nứt ra miệng núi lửa khoảng 30km, rộng khoảng 10km, một phần của dung nham núi lửa có thể chảy ra tuyến đường sắt huyết mạch Tokaido của Nhật Bản. Nhưng vì tốc độ lưu động của dung nham tương đối chậm, khi thiên tai xảy ra vẫn có thể kịp thời tổ chức nhân viên lánh nạn, vì vậy gây ra tổn thất về kinh tế cũng tương đối ít, và gần như là không gây ra thương vong.

Nhưng nếu xảy ra sự phun trào theo hình dạng phun tro núi lửa, toàn bộ thủ đô Tokyo đều sẽ phải chịu ảnh hưởng của tro núi lửa, vì núi Phú Sĩ cách Tokyo chỉ có 80km, ở khoảng cách quá gần, sẽ phải chịu thảm họa núi lửa trong phạm vi rất lớn, các tuyến đường giao thông cũng bị cắt đứt, Shinkansen cũng không thể vận hành, máy bay cũng không cách nào cất cánh, tro núi lửa còn gây ra chập điện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của 1,25 triệu người. Tổn thất kinh tế trực tiếp sẽ có thể lên đến 2.5 tỷ Yên.

Nếu mức độ phun trào cấp độ VEI3-4 trong bảng phân cấp độ núi lửa, nếu là cấp độ VEI5, thì sẽ gây ảnh hưởng đến một nửa nước Nhật, nếu là cấp độ VEI6, quần đảo Nhật Bản sẽ không còn thích hợp cho con người sinh sống nữa.

Vậy núi Phú Sĩ có bùng nổ không? Đương nhiên là có, vì núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa đang hoạt động, thật ra trong lịch sử, núi Phú Sĩ từng phun trào nhiều lần. Từ năm 781 sau Công Nguyên đã có văn tự ghi chép lại, núi Phú Sĩ tổng cộng đã từng phun trào 18 lần, càng về sau càng ít, nhưng sau lần phun trào của hơn 300 năm trước vào năm 1707, núi Phú Sĩ đã đi vào trạng thái say ngủ, cho đến hiện nay vẫn chưa từng phun trào lại, nhưng không bùng nổ cũng không nghĩa là sẽ không bùng nổ. Các chuyên gia nghiên cứu về phương diện núi lửa của Nhật đều cho rằng, núi Phú Sĩ hiện nay đang ở trong thời kỳ say ngủ, cũng có nghĩa là nó đang tích trữ năng lượng, chuẩn bị cho lần bùng nổ tiếp theo.

Nhật Bản là một đất nước trên đảo, động đất là chuyện thường ngày, cứ cách vài ba ngày thì lại xảy ra động đất, người dân Nhật Bản đều đã quen với động đất có thể phát sinh bất cứ lúc nào ngay dưới chân họ. Núi Phú Sĩ của Nhật Bản là một quả bom không hẹn giờ, bây giờ nhìn nó rất tuyệt đẹp, nhưng không biết khi nào sẽ bùng nổ.

Theo daikynguyen(t/h)

Núi phú sĩ đội nón bảo hiểm?
Leo núi Phú Sĩ ở Nhật Bản vào mùa nào?
Vừa tắm Onsen vừa ngắm núi Phú Sĩ
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: