Báo động tình trạng tội phạm tăng đột biến – Ai nói người Nhật không lừa đảo?

Nhật Bản một trong những quốc gia được xếp hạng đáng sống trên thế giới. Nổi tiếng với tỉ lệ tội phạm rất thấp. Thế nhưng trong những năm gần đây, một thế loại lừa đảo mới đã xuất hiện. Trong đó sẽ luôn luôn mở đầu bằng một câu đó là: “Mẹ! con đây!”.

Trên thế giới, không có quốc gia nào không có tội phạm. Đất nước có tỉ lệ tội phạm ít như Nhật thì cũng không thể làm cho tỉ lệ này bằng không được. Gần đây  không giảm chút nào, tỉ lệ vụ lừa đảo ở nước này ngày càng tăng. Thủ đoạn phổ biến nhất hiện nay đó là “Ore ore Sagi”. Bắt đầu tăng mạnh từ năm 2004. Ước tính chỉ trong năm 2014 số tiền lừa đảo vì hình thức này lên đến 37,500,000,000 Yên. Nạn nhân đều là người cao tuổi.

 

 

Thủ đoạn của phương thức lừa đảo này là gọi điện đến một gia đình và giả làm con trai họ gặp nạn cần tiền giúp đỡ.

Cuộc hội thoại sẽ luôn bắt đầu rằng:

犯人 “お母さん、オレ、オレだよ、オレ‘

Hung thủ: “ Mẹ ơi, con đây. Con nè!”

お年寄り “たかしかい?どうしたの?”

Người cao tuổi: “ Takashi hả con? Có chuyện gì vậy”

Nghe thấy người kia xưng “con đây” thì cha mẹ sẽ tưởng ngay là con trai mình và tự buột miệng nói ra tên con. Như vậy hung thủ sẽ có cơ hội lợi dụng dễ dàng.

Tiếp đó kẻ lừa đảo sẽ bịa ra mình đang mắc vào khó khăn như tai nạn giao thông, công việc thua lỗ… nên cần tiền gấp.

Làm cha, mẹ khi nghe tin con như vậy ai cũng lo lắng, hoảng hốt nên càng nhanh chóng chuẩn bị tiền cho con.

Tiếp đó, sẽ nói rằng không thể trực tiếp đi lấy tiền mà nhờ người bạn đi lấy dùm.

Đến khi những người cao tuổi đưa tiền cho “người bạn” kia là đã hoàn toàn sập bẫy.

Được biết, nạn nhân chiếm 70% là phụ nữ trên 60 tuổi.

Lợi dụng sự cả tin của người cao tuổi và lối sống độc lập của gia đình mà bịa ra hoàn cảnh khó khăn, bậc cha mẹ thì một lòng lo lắng, muốn giúp đỡ con mà sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn.

 

 

Thật ra, mẹ tôi đã có lần suýt rơi vào tròng vì một cú điện thoại. Người bên kia đã nói rằng con của bà bị thất bại trong công việc làm ăn mà cần 3,000,000 Yên ngay lập tức.

Tiếc là, người con trai thật sự là tôi đây lại đang ở Việt Nam nên câu chuyện lừa đảo kia lập tức bị phủ nhận.

Mẹ tôi: “ Ủa con không phải đang ở Việt Nam sao? Về khi nào vậy?”

Người kia nghe vậy liền hoảng hốt cúp máy.

Tuy nhiên, thủ đoạn và cách thức lừa đảo của “Ore ore sagi” ngày càng tinh vi hơn.

Không chỉ có nhân vật con trai mà còn thêm vào cảnh sát, người ở công ty bảo hiểm, người bị hại vì tai nạn… “vào cuộc”, mỗi ngày gọi điện đến rất nhiều gia đình.

Nhật Bản ngày càng trở nên nơi nguy hiểm và không an toàn rồi chăng?

Kengo Abe

Người Nhật món mồi “béo bở” cho những mánh khoé lừa bịp tinh vi ở Việt Nam

Chiêu lừa diễn viên đóng JAV của ngành phim nóng Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: