Nhà hàng chuyên đem nhầm món nhưng vẫn vừa lòng khách tới, vui lòng khách đi
Từ ngày 3 tháng 6 năm 2017, tại Tokyo, một cửa hàng kỳ lạ vừa được mở cửa. Tên cửa hàng là:
“注文を間違える料理店”(Chuumon wo machigaeru ryouriten)
(Cửa hàng thức ăn mà bạn có thể bị đem nhầm món)
Lỗi đem nhầm món rõ ràng không thể chấp nhận được tại các cửa hàng dịch vụ. Dám đặt tên như thế, không phải chủ cửa hàng đã quá tự tin rồi sao?
Thế nhưng khi đã vào cửa hàng, có bị nhầm thế nào, bạn cũng sẵn sàng tha thứ hết. Rất huyền bí có phải không?
Nguyên nhân vì đây là nơi làm việc của những cụ bà bị đãng trí Demetia.
Demetia là tên một hội chứng quên thường xuất hiện ở người cao tuổi. Không chỉ trí nhớ bị suy giảm mà phản xạ trong suy nghĩ của họ cũng chậm hơn người thường, khiến những người này khó có thể làm những công việc rất bình thường hằng ngày.
Vì thế tên cửa hàng này ngoài ý nghĩa món ăn của bạn có thể bị đem nhầm, còn ngụ ý là nếu đã vào cửa hàng, dù có không được ăn món ăn mình đã gọi, bạn vui lòng đừng tức giận mà hãy tỏ ra lịch sự với nhân viên.
Tất nhiên rằng, những cụ bà này sẽ cố gắng hết sức để ghi nhớ phiếu gọi món của bạn.
Vào ngày khai trương, tất cả nhân viên đều rất lo lắng, nhưng may mắn thay, họ đều làm tốt phần việc của mình.
Bạn có thể xem qua một số hình ảnh của ngày khai trương cửa hàng.
Cụ bà này có lẽ đã quên mất khách hàng gọi gì nên đang đi xác nhận lại chăng?
Với cửa hàng này, không chỉ nhân viên giúp khách hàng gọi món mà khách hàng cũng có thể giúp đỡ nhân viên để xác nhận lại đơn hàng. Quả là một không khí vô cùng ấm áp mà không phải ở đâu cũng thấy được.
Khoảnh khắc xấu hổ nhưng hết sức đáng yêu của cụ bà.
Kết quả là khách hàng phải tự ghi món ăn vào giấy để đưa vào nhà bếp.
Bên cạnh đó, cũng có lúc nỗ lực của cụ bà được đền đáp. Cụ đã thành công trong việc đem thức ăn ra cho khách.
Không những nhân viên vui, khách hàng cũng tỏ ra rất hài lòng đấy.
Cụ bà hay quên đã làm được rất nhiều việc có ích đấy nhé.
Chính vì thế cụ nở nụ cười tự tin như thế này.
Các bạn có thể thấy tạp dề của cụ có tên cửa hàng cùng với chiếc lưỡi thè ra với thông điệp “Chúng tôi tuy có thể mắc lỗi nhưng luôn cố gắng hết sức để phục vụ mọi người”
Nhân tiện, người đảm nhiệm nấu món ăn tại cửa hàng là một đầu bếp chuyên nghiệp. Ngoài ra quản lý cửa hàng là những người thuộc các công ty truyền thông, báo đài, bộ phận quảng cáo. Họ đã giành thời gian để đến đây làm tình nguyện, lợi nhuận gần như bằng 0.
Tại sao họ lại nghĩ ra mô hình cửa hàng như vậy, chúng ta hãy cùng phỏng vấn những người trong cuộc nhé.
Người này là một nhân viên đài truyền hình. 4 năm về trước, anh ta đã thực hiện một chương trình về hội chứng hay quên Demetia. Chương trình này lập ra một căn nhà cộng đồng tập trung tất cả những người có triệu chứng bệnh mất trí và để cho họ tự thực hiện công việc thường ngày như mua sắm, dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng,…
Tại cửa hàng này, dù bị phục vụ nhầm món ăn, tất cả khách hàng đều nói “Gochisousama deshita” (cảm ơn vì bữa ăn) sau khi dùng xong.
Họ sẽ không phàn nàn gì dù phải ăn món không do mình gọi, vì đa phần thức ăn trong đó đều được nấu nướng trình bày hết sức trau chuốt, ngon miệng. Bên cạnh đó việc không biết mình sẽ được thưởng thức món ăn nào cũng là một trải nghiệm rất thú vị.
Nhờ những cửa hàng như thế này, người già có thể vừa được làm việc, vừa tiếp xúc trò chuyện với những người xung quanh, thay vì nhốt mình trong căn phòng kín, không thể tự mình lo cho bản thân. Đây là một cách rất hay để giảm những “cái chết cô độc” ở Nhật.
Tôi hy vọng rằng các mô hình tình nguyện như thế này sẽ được nhân rộng ra trong tương lai.
Kengo Abe
Thanh niên cứng phá hoại mọi nơi nhưng chỉ chừa cửa hàng tiện lợi, lý do vì sao?
Không chờ đến năm 2018, 7-Eleven mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ngay tuần sau
Những cửa hàng di động “cái gì cũng bán” chuyên phục vụ người già