Tranh cãi về chiếc nút bấm đóng mở cửa tàu bí ẩn mà đến người Nhật cũng ít để ý

Có rất nhiều thể loại người bị ghét ở trên tàu. Phổ biến nhất là những người ồn ào, thứ hai, những người trẻ tuổi khỏe mạnh nhưng không chịu nhường ghế theo đúng quy định, … và một loại trong số đó, không bấm nút để đóng cửa tàu khi xuống ga.

Chiếc nút bấm đóng mở cửa tàu và văn hóa ứng xử khi đi tàu ở Nhật

Khi tàu chạy qua một số địa phương ở Nhật, tuyến đi miền Tây (đến Osaka), chủ yếu là những vùng quê, có 2 nút bấm ở cạnh cửa. Một nút để mở và một nút để đóng nếu nhìn theo hướng từ trong ra ngoài. Theo chiều ngược lại hướng bước vào trong tàu chỉ có nút mở cửa tàu.

Hai chiếc nút này được thiết kế đặc biệt cho hành khách trên tàu để họ có thể tự duy trì cân bằng nhiệt độ thoải mái nhất giữa bên trong và bên ngoài tàu.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy những chiếc nút này chưa?

Ngày 30 tháng 10 năm 2016, có một dòng Tweet phê phán thẳng thừng vào những người không sử dụng hai nút bấm này đúng cách, nhanh chóng trở thành chủ đề được quan tâm trên mạng xã hội.

“Khi lên những con tàu có nút bấm đóng mở cửa, làm ơn…

Lúc cần xuống tàu, mở cửa ra rồi hãy đóng cửa lại hộ. Còn khi mở cửa để lên tàu, lúc lên rồi cũng phải đóng cửa tàu lại chứ.

Những cái này phổ thông quá mà, tôi không chịu được lạnh đâu, đặc biệt là vào mùa đông.”

Sau dòng Tweet này, chủ thớt nhận được rất nhiều sự đồng tình.

Một số ý kiến tiêu biểu như:

“Cái này tôi có thể hiểu. Sau khi mở xong hy vọng người ta có thể đóng cửa tàu ngay lại. Đặc biệt là vào mùa đông”

“Hãy đóng cửa tàu vì nếu để như thế tuyết có thể thổi vào bên trong đấy”.

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến phản bác như:

“Cái này không phải lỗi của người xuống tàu mà là lỗi của người ngồi gần nút bấm đấy chứ”.

Một blogger người Nhật đã phân tích vấn đề nằm ở thiết kế nút bấm kỳ lạ trên tàu. Tuy phía trong có cả nút đóng và nút mở, nhưng ở bên ngoài chỉ có nút mở mà thôi. Vậy đối với những người xuống tàu, họ đâu thể nào bấm nút một lần nữa để đóng cửa tàu. Chỉ có thể chờ khi cửa tự động đóng lại hoặc có ai đó bấm từ phía bên trong mà thôi.

Thế nhưng một số người khác lại cho rằng họ có thể dùng tay giữ nút bấm đóng cửa rồi xuống tàu sau đó thả tay ra.

Ngoài ra cũng có rất nhiều nguy hiểm chực sẵn hành khách đi tàu vì sự tồn tại của những chiếc nút bấm “tiện lợi” này. Vì hành khách được tự do điều khiển nút bấm, rất có thể xảy ra trường hợp một người vô ý bấm nút đóng cửa tàu trong khi có người đang lên tàu khiến người này bị kẹt, rất nguy hiểm.

Vì thế để sử dụng những nút bấm này đúng cách, bạn cần luyện tập khả năng quan sát và canh giờ một cách thuần thục. Điều này gần giống với việc sử dụng thang máy vậy.

Thậm chí trên mạng xã hội, một số người chia sẻ rằng chưa từng để ý đến những nút bấm này.

“Tôi có nghe thấy về những nút bấm này, nhưng không phải chỉ vào mùa du lịch hay mùa đông mới nghe nhắc tới nó trong thông báo của trạm tàu sao”.

Đối với những bạn sống ở vùng Tokyo, hầu như các tàu đều là tàu điện sử dụng cửa tự động, do đó việc không biết về sự tồn tại của những chiếc nút bấm cũng là chuyện dễ hiểu. Rất nhiều người ở Tokyo sau khi nghe câu chuyện trên tỏ ý muốn được trải nghiệm kiểu tàu này.

Nhân tiện, những con tàu ở những vùng xa trung tâm thường không chạy bằng điện mà chạy bằng xăng, gần giống tàu hỏa ở Việt Nam nhưng có phần hiện đại hơn. Tuy gọi là tàu nhưng chiều dài của nó không khác gì xe buýt.

Dù nếu mở cửa một lúc không đóng cửa vẫn sẽ tự động đóng lại, nhưng chỉ chút hành động vô ý bé nhỏ đã khiến rất nhiều người cảm thấy khó chịu rồi. Đặc biệt đối với người Nhật nổi tiếng kĩ tính, bạn cần ý tứ hơn nữa trong những việc mình làm, kể cả những chuyện “cỏn con” như đóng mở cửa tàu.

Những bạn đang sống ở Nhật hoặc có ý định sang Nhật, khi di chuyển bằng tàu ở những vùng ngoại ô cần chú ý nhé.

Sachiko

Hùa theo chúng bạn, đôi uyên ương lợn đào tẩu khỏi ô tô rồi thản nhiên làm chuyện ấy giữa đường

Bí mật bên dưới đường ray tàu điện

4 hành vi tham gia tàu điện mà người Nhật rất ghét

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: