Tại sao ở Nhật người thuận tay trái không được xem là thiên tài?
Bạn có biết, trong tổng số 9% hiếm hoi những người thuận tay trái trên toàn thế giới, đa phần đều là thiên tài. Đây không phải chỉ là những suy đoán vô căn cứ mà đã được khoa học chứng minh.
Cơ thể con người là một khối thống nhất, mỗi bộ phận trên cơ thể đều có liên hệ với phần còn lại theo những nguyên tắc nhất định. Theo đó, bán cầu não bên phải sẽ điều khiển hoạt động phần thân bên trái và ngược lại.
Như vậy, những người thuận tay trái sẽ có não phải hoạt động tích cực hơn, đây là bên não đảm nhiệm chức năng về cảm giác nghệ thuật và sáng tạo. Ví dụ, người thiên về não phải sẽ có năng khiếu trong hội họa, âm nhạc. Bên cạnh đó, não phải cũng xử lý các thông tin liên quan đến số học, ước lượng,…
Nhà thiên tài vật lý Albert Einstein, những nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới Mozart, J.S Bach, Beethoven hay những họa sĩ lừng lẫy trong giới hội họa Picasso, Michelangelo, Da Vinci đều thuận tay trái.
Trái lại, những người thiên về não trái, bán cầu não quyết định khả năng ngôn ngữ sẽ có xu hướng thuận tay phải.
Có một sự thật thú vị rằng Einstein tuy nổi tiếng thế giới về trí não thiên tài, về mặt ngôn ngữ, ông gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình.
Ngoài ra, trong dữ liệu của ngành thể thao cũng có những thông tin thú vị sau:
Trên 10% tuyển thủ giỏi trong môn Boxing, Ice Hockey là người thuận tay trái. Tỉ lệ này ở môn bóng chày là 50%.
Trong khi đó số tuyển thủ thuận tay trái trong Golf chỉ chiếm 4%.
9% người thuận tay trái trong tổng dân số thế giới sẽ được phân chia ra như thế.
Do đó, những người có đặc trưng thuận tay trái sẽ được xem như thiên tài. Thế nhưng ở Nhật lại hoàn toàn khác.
Với số lượng người thuận tay phải áp đảo, các công cụ được tạo ra ở Nhật cũng có xu hướng phục vụ cho số đông này.
Ví dụ:
Con chuột máy tính thường được đặt bên phải.
Kéo, xe đạp đều có thiết kế phù hợp với người thuận tay phải.
Vì thế số người thuận tay trái sử dụng tay phải cũng tăng dần lên.
Trong quá trình luyện tập, tay phải trở nên linh hoạt, do đó bạn sẽ phải vận dụng bán cầu não trái nhiều hơn.
Riêng đối với người Nhật, ngay khi còn bé, họ buộc phải học cách viết thư pháp. Đối với cây bút lông trong nghệ thuật thư pháp, đây là cây bút chỉ dùng cho người thuận tay phải, khác với những cây bút bình thường khác. Ngoài ra, để viết thư pháp, bạn phải viết từ phải qua trái. Chính vì vậy, trẻ em Nhật dù thuận tay trái, cũng sẽ được giáo dục để viết bằng tay phải.
Thật ra tôi cũng là một người thuận tay trái. Nhưng vì được dạy bảo từ bé, tôi có thể viết bằng tay phải. Ngoài ra, đối với những hoạt động không có luyện tập, tôi vẫn sẽ sử dụng tay trái như một thói quen.
Đó chính là điểm khác biệt ở nước Nhật và các nước khác, cho dù bạn có thuận tay trái, bạn vẫn bị buộc phải học cách quen với việc dùng tay phải.
Chính vì lẽ đó, những người thuận tay trái cũng có thể luyện tập để thuận tay phải, khi đó cả hai bán cầu não đều sẽ được kích thích hoạt động, như vậy thiên tài sẽ ngày càng tài giỏi hơn chăng?
Như vậy không phải là vấn đề bạn sử dụng tay nào trong các hoạt động hằng ngày, mà là việc bạn sử dụng não ra sao quyết định bạn có phải là thiên tài hay không. Vì thế, dù bạn thuận tay phải hay tay trái, hãy cứ tự tin rằng mình có thể trở nên tài giỏi nếu biết vươn lên mỗi ngày nhé.
Kengo Abe
Vì sao người Nhật đi bên trái?
Thanh niên cứng phá hoại mọi nơi nhưng chỉ chừa cửa hàng tiện lợi, lý do vì sao?