Những sự thật thú vị đằng sau Quốc kỳ Nhật Bản
Mỗi quốc gia đều có Quốc kỳ riêng, đại diện cho hình ảnh quốc gia đó trên trường quốc tế. Tuy nhiên ở Nhật, lá Quốc kỳ còn có nhiều ý nghĩa hơn thế.
Tuy thiết kế lá cờ có phần đơn giản nhưng mỗi màu sắc hình dạng trên đó đều có một ý nghĩa riêng. Bạn có muốn tìm hiểu không?
Không giống như những quốc gia khác, lá Quốc kỳ Nhật Bản được đặt tên riêng là Hinomaru (日の丸), có nghĩa là mặt trời hình tròn. Tuy đó là tên người dân Nhật hay gọi nhưng tên chính thức của Quốc kỳ Nhật Bản là 日章旗 (Nisshōki).
Nước Nhật thường được gọi với cái tên khác là đất nước mặt trời mọc, do đó hình tròn trên lá cờ có lẽ đại diện cho hình tượng mặt trời. Nhưng tại sao nước Nhật lại chọn Mặt trời làm biểu tượng cho đất nước của mình.
Từ thời xa xưa, người dân Nhật Bản đã xem mặt trời là nguồn sống. Từ một quốc gia nông nghiệp, người nông dân nương nhờ ánh sáng để cầu mùa màng tươi tốt. Ngoài ra Thần Tổ của người Nhật, Amaterasu Oomikami chính là con trai của Thần Mặt trời, ngay từ gốc gác tín ngưỡng của người Nhật vẫn luôn tôn sùng Mặt trời và giữ những phong tục thờ phụng Thần Mặt trời.
Bản thân trong cái tên cũng có từ 日(Nhật) có nghĩa là Mặt trời. Nguyên gốc tên gọi nước Nhật đã mang ý nghĩa nguồn gốc của Mặt trời, là nơi Mặt trời xuất hiện.
Do đó nước Nhật và Mặt trời có mối quan hệ không thể tách rời.
Tài liệu ghi chép về quốc kỳ Nhật Bản là văn kiện cổ Shoku Nihongi (Tục Nhật Bản Kí) vào năm 701, tuy nhiên lúc đó, thiết kế lá cờ không phải là hình tròn đỏ trên nền trắng như bây giờ.
Bí ẩn bức thư tình ngàn năm trở thành Quốc ca hay nhất thế giới
Những từ tiếng Nhật được quốc tế hoá
Ý nghĩa màu đỏ trong Quốc kỳ Nhật Bản.
Bạn vẫn có ấn tượng về Quốc kỳ Nhật Bản là hình tròn màu đỏ trên nền trắng, nhưng thật ra đó không phải màu đỏ đơn thuần mà là màu đỏ thẫm. Sỡ dĩ là màu này mà không phải màu kìa, vì màu đỏ thẫm biểu hiện chính xác hơn màu sắc của ánh mặt trời khi chuyển từ đêm sang ngày, đúng với ý nghĩa “Đất nước mặt trời mọc” của nước Nhật.
Ngoài ra màu đỏ thẫm tượng trưng cho đam mê nhiệt huyết nhưng chân thành, trong khi màu trắng chính là sự trong sáng và thành khẩn. Màu sắc cũng phần nào thể hiện được đức tính mà mỗi người dân Nhật Bản hướng tới.
Một số thông tin khác liên quan đến Quốc kỳ Nhật Bản
Hinomaru được chọn làm Quốc kỳ Nhật Bản chính thức vào ngày 13 tháng 8 năm 1999, cùng với Kimi ga Yo là Quốc ca Nhật Bản.
Trước đó có một lá Quốc kỳ khác được Hải quân Nhật Bản sử dụng từ ngày 7 tháng 10 năm 1889. Mang ý nghĩa là “Sự vươn lên của nước Nhật”, với vầng hào quang xung quanh mặt trời đỏ, thiết kế này đã bị cấm từ sau thất bại của Nhật Bản trong thế chiến thứ II.
Nếu các bạn yêu mến đất nước Nhật Bản, hãy tìm hiểu vào cả những biểu tượng cơ bản nhất của đất nước này nhé.
Sachiko