Bí mật ẩn chứa phía sau văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
Đũa là một dụng cụ ăn uống đặc trưng của nền văn hóa Á Đông, được thiết kế phù hợp với thói quen ăn uống của người châu Á. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ, người Nhật và bán đảo Triều Tiên đều biết dùng đũa khi ăn, nhưng do ảnh hưởng của lịch sử và sự bản địa hóa, nên cách dùng đũa của 3 nước này lại không giống nhau. Vậy sự khác biệt đó là gì?
Nhật Bản
Đũa Nhật khá ngắn, được làm bằng gỗ, đầu đũa được vót nhọn. Chất liệu gỗ không quá trơn, nên tiện cho người nước ngoài sử dụng.
Trung Quốc
Đũa dài, chủ yếu bằng chất liệu gỗ, một số địa phương còn dùng cả đũa bằng nhựa. Do bàn ăn của người Trung Quốc bày trí theo kiểu Tây, khoảng cách giữa các món ăn khá xa, người ta phải dùng đũa dài mới gắp được đồ ăn.
Hàn Quốc
Đũa không ngắn như đũa Nhật, cũng không dài như Trung Quốc, phần đầu hơi dẹp có thể gắp được đậu hay xé nhỏ kim chi, đầu đũa càng nhỏ càng tốt. Trừ lúc ăn cơm và canh, những món khác họ đều dùng đũa, phải dùng rất nhiều lực nên người Hàn quen dùng đũa kim loại.
Những điều cấm kị trong cách dùng đũa
Nhật Bản vốn là quốc gia có truyền thống dùng đũa từ lâu đời, đối với người Nhật, đũa là dụng cụ ăn thiết yếu, món ăn Nhật “bắt đầu từ đũa, kết thúc bằng đũa”. Điều cấm kị trong cách dùng đũa của người Nhật tuy không mê tín dị đoan nhưng lại nhiều lễ tiết phức tạp.
Có 25 điều cấm kị trong cách dùng đũa của người Nhật:
- Tay nắm chặt 2 chiếc đũa
- Cầm hai chiếc đũa bắt chéo nhau
- Cầm đũa đưa qua đưa lại, do dự lựa chọn món này món kia
- Dùng đũa quấy thức ăn ở đáy bát
- Dùng đũa di chuyển bát đĩa
- Dùng đũa xiên đồ ăn
- Gắp không khéo để thức ăn vươn vãi ra bàn
- Bưng bát lên dùng đũa lùa cơm vào miệng
- Ngậm đầu đũa trong miệng
- Ngoằm cả đũa và thức ăn vào trong miệng
- Bưng bát húp canh nhưng tay còn nắm đũa
- Gác đũa lên miệng bát
- Dùng đũa gõ vào bát
- Dùng đũa chỉ người khác
- Dùng đũa của mình gắp thức ăn trong nồi
- Cắm thẳng đũa lên cơm
- So đũa trên mặt bàn
- Dùng đũa bới thức ăn lung tung trong đĩa
- Ngâm đũa trong canh
- Dùng đũa mình đang ăn gắp đồ ăn cho người khác
- Dùng đũa xỉa răng
- Mút đầu đũa trong miệng
- Đưa đũa đến gần đĩa nhưng không gắp đồ ăn
- Với tay gắp đồ ai ở khoảng cách xa
- Dùng đũa đùa thức ăn về phía mình
Những điều cấm kị trong cách dùng đũa của người Nhật đều mang mục đích đảm bảo sự vệ sinh và lịch sự khi ăn uống. Trong gia đình người Nhật, mỗi thành viên đều dùng đũa riêng, tuyệt đối không sử dụng lung tung.
Người Trung Quốc rất chú trọng lễ nghĩa trong cách dùng đũa. Từ nhỏ, họ đã giáo dục con trẻ học cách dùng đũa từ rất sớm. Trong cách dùng đũa của người Trung Quốc cũng có rất nhiều điều cấm kị, ví dụ như trên bàn ăn không được xếp đũa chiếc dài chiếc ngắn, như thế sẽ tạo thành cục diện “Tam trường lưỡng đoạn”, ám chỉ sự xui xẻo, chết chóc; không được dùng đũa gõ vào bát vì dân gian có câu “gõ chén, gõ đũa, cả đời ăn xin”, ngụ ý sự “bần tiện”. Ngoài ra còn không được ngậm đũa trong miệng, dùng đũa chỉ người khác, cắm đũa vào chén cơm.
Nếu 2 người Trung Quốc và Nhật Bản đi ăn với nhau, không cẩn thận sẽ mắc phải những điều cấm kị này.
Khác với Nhật Bản và Trung Quốc, người Hàn Quốc không bao giờ bưng bát cơm lên khi ăn, bởi vì họ cho rằng “nâng bát” chính là “muốn gọi thêm cơm”. Trong cách dùng đũa vẫn phản ánh tính lễ nghĩa như Nhật Bản, họ thường dùng muỗng múc cơm và canh, đũa để gắp đồ ăn. Lúc không gắp đồ ăn, đũa phải ngay ngắn, chỉnh tề đặt ở bên phải bàn để tiện cho người ăn nắm lấy khi cần.
Những cấm kị cơ bản trong cách dùng đũa của người Hàn:
- Động đũa trước trưởng bối
- Cầm muỗng và đũa trong cùng một tay
- Cho đũa, muỗng cùng lúc vào trong bát.
- Đũa muỗng chạm vào bát phát ra tiếng động.
- Dùng muỗng hay đũa xới cơm
- Để thức ăn còn dính trên đũa, muỗng
- Gắp nhiều món ăn cùng một lúc
Ba nước đều có truyền thống lâu đời, do văn hóa và đặc trưng bản địa, mỗi nước có cách dùng đũa khác nhau. Tuy nhiên, những điều cấm kị của mỗi nước đều nhấn mạnh tính lễ nghĩa, uốn nắn con người.
Haku