“Sumimasen” – Sự hổ thẹn bên trong từ ngữ khiêm nhường
“Xin lỗi” đối với người Nhật không phải đơn thuần chỉ nói “Tôi xin lỗi!”, mà đó còn là những lời nói thể hiện sự lễ độ, khiêm tốn của người nói đối với người khác, để họ biết bạn đang làm sai những gì. Nó đã trở thành một phần của văn hóa Nhật, ăn sâu vào tư tưởng của mỗi con người trong xã hội.
Văn hóa xin lỗi do mỗi cá nhân rèn luyện, nhưng về bản chất nó được xem là một hành động để đánh giá tổng thể của một tổ chức.
Những câu chuyện “xin lỗi” thể hiện sự thành khẩn tột độ
Vụ bê bối túi khí Takata vào năm 2015 làm hàng triệu chiếc xe hơi phải thu hồi lại. Công ty đã nhận trách nhiệm ít nhất 10 trường hợp tử vong do sai sót về thiết bị túi khí được lắp đặt trong hơn 1 triệu chiếc xe hơi từ năm 2012 đến 2015. Chủ tịch Tanaka Shigehisa đã từ chối bước xuống văn phòng.
Cùng năm đó, chủ tịch của Toshiba đã công khai xin lỗi sau khi công ty thừa nhận đã thổi phồng lợi ích trong các dự án cơ sở hạ tầng. 8 thành viên trong hội đồng quản trị và CEO Tanaka Hisao và chủ tịch tuyên bố từ chức.
Takata xin lỗi vì vụ bê bối túi khí năm 2015
Năm 2016, nữ diễn viên Takahata Atsuko đã xin lỗi công chúng vì hành động tấn công tình dục của con trai mình. Công ty quản lý cũng đã chịu trách nhiệm về vụ việc này, nhưng cô Takahata vẫn nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm về mình. Cô giải thích, với tư cách của một người mẹ, cô thật sự thấy hổ thẹn vì hành vi của con trai mình.
Takahata Atsuko xin lỗi công chúng vì hành động tấn công tình dục của con trai mình
Thói quen khiêm nhường
Cách xin lỗi của người Nhật rất nhã nhặn, giống như một hiện tượng tâm lý dựa trên sự đồng tâm nhất trí của một tập thể. Mọi người đều cố gắng hòa nhập và đặt lợi ích của cộng đồng lên trên những ham muốn cá nhân, cố gắng không làm phiền người khác, bởi vì họ cho rằng những hành động của mình sẽ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ví dụ như trong cách trả lời email với người nước ngoài, người Nhật hay viết “Tôi xin lỗi vì đã trả lời muộn”, mặc dù bạn đã nhận được một email trước đó hay “Xin lỗi vì đã làm phiền bạn quá lâu!” sau khi kết thúc cuộc trò chuyện. Người nhận không nhất thiết phải hồi đáp lại, nhưng lời xin lỗi đó giống như sự khiêm nhường lịch sự của người Nhật.
Cách xin lỗi
Cấu trúc xã hội Nhật được phản ánh rõ rệt qua ngôn ngữ. Căn cứ vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe mà có cách sử dụng đại từ và hình thức động từ phù hợp. Có nhiều cách xin lỗi trong tiếng Nhật từ thân thiết đến nhấn mạnh sự kính trọng.
Cách trang trọng, nếu như bạn phạm lỗi nghiêm trọng và cầu xin được tha thứ, thường hay dùng:
“もうしわけございません でした – Moushiwake gozaimasen deshita”
Còn bình thường giữa bạn bè có thể dùng “ごめん ね – Gomen ne” là được.
“Sumimasen” là mang tính trách nhiệm hơn, sử dụng tương tự như “Sorry” hay “Excuse me” trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là “Xin lỗi vì đã làm phiền”, được dùng thường hơn “ありがとう – Arigatou” (Cám ơn).
Ví dụ, thay vì nói cám ơn ai đó đã mở cửa giúp, bạn có thể nói “Sumimasen” – trong trường hợp này nó có nghĩa giống như “Xin lỗi vì đã mở cửa cho tôi”. Trung bình 1 ngày, người Nhật có thể lặp lại hơn 10 lần từ “Sumimasen”.
“Sumimasen” mang sắc thái tích cực, không chỉ nhấn mạnh tính trách nhiệm, mà nó còn là sự hổ thẹn với những sai lầm.
Haku