Ớn lạnh các nhà sư vẫn “sống” trên 100 năm nhờ “tự ướp xác”
Con đường tu hành của một nhà sư được xem là đi đến tận cùng khi nhà sư đó đạt được trạng thái Niết bàn. Để làm được điều đó cần một quá trình tịnh tâm rèn luyện công phu. Ở Nhật, các nhà sư quan niệm rằng khi chết đi xác của họ không trở về với cát bụi, mà còn trường tồn mãi với thời gian. Điều đó có nghĩa là họ đã thành Phật, đã thoát xác khỏi chốn phàm trần.
Đạt đến cõi Niết bàn phải trải qua hai giai đoạn.
Đầu tiên là “Mộc thực tu hành” – tuyệt thực.
Để kết nối linh hồn với gốc rễ của cây cối, vạn vật, các nhà sư không được phép ăn uống, đồng thời giữ cho cơ thể được trong sạch, họ phải cầu nguyện trong suốt quá trình tuyệt thực. Dần dần, chất béo lẫn nước trong cơ thể tiêu biến, cơ thể các nhà sư teo lại chỉ bằng cái xác khô.
Sau đó chuyển sang giai đoạn thứ hai: Nhập thiền vào lòng đất.
Xây dựng một căn hầm bằng đá sâu 3m trong lòng đất. Đây là nơi những nhà sư sẽ tự chôn sống bản thân.
Có một ống tre hình trụ dài nối từ hầm ra bên ngoài do đó các nhà sư vẫn có không khí để thở. Ngày qua ngày, họ không ăn không uống, rung từng đợt chuông dài, tiếp tục con đường khổ hạnh.
Cho đến khi những tiếng chuông vang vọng đều đặn tắt lịm giữa lòng đất, người ta sẽ đào hầm để xác nhận sự “tuyệt mệnh” của những nhà sư này. Sau khi kiểm tra xong, họ sẽ lấp hầm lại, đợi sau 1000 ngày đào lên lần nữa.
Khi ấy, nhà sư được chôn dưới hầm được xem như đã tu thành chánh quả, đạt đến Niết bàn.
Ngày nay, trên toàn nước Nhật, có tổng cộng 18 vị sư thầy đã trải qua toàn bộ quá trình trên để được tôn lên làm Phật.
Các sư thầy ngày nay tin rằng những vị Phật ấy vẫn đang ngày đêm cầu nguyện, cung cấp lương thực và quần áo cho thế hệ sau này. Được biết người đầu tiên thực hiện quá trình trên đến nay đã được trên 1200 tuổi.
Có nhiều luồng ý kiến xung quanh quá trình ướp sống người để tu thành chánh quả trên, người cho rằng đó là sự cuồng tín, người quan niệm điều đó là bình thường trên con đường tu hành phải chịu qua khổ hạnh, qua bĩ cực mới đến hồi thái lai.
Riêng với tôi, dù con đường đạt đến Niết Bàn trong quan niệm của người Nhật có phần kinh dị, tôi vẫn gửi lòng biết ơn chân thành đến những con người đã luôn giữ tâm trong sạch, ngày đêm cầu nguyện cho nhân loại và hòa bình thế giới, dẫu thân xác của bản thân bị đày đọa, chết dần chết mòn trong lòng đất lạnh lẽo.
Kengo Abe
Có một thuyết Ngũ hành hoàn toàn khác trong triết lý Phật giáo Nhật Bản
Ni cô Nhật Bản; lấy chồng và sinh con để duy trì truyền thống Phật Giáo