Thế hệ đầu gấu Nhật đã thay đổi như thế nào trong suốt 5 thập niên qua?

Ở những bài trước, Japo đã giới thiệu cho bạn sơ lược về Yankee hay còn gọi là phường bất hảo (不良少年).

Để tìm hiểu cụ thể hơn, chúng ta cùng đến với sự khác biệt lớn của Yankee ngày nay với Yankee trong quá khứ.

Nguồn gốc của Yankee thật ra là cách gọi người Nam Mỹ để phân biệt với người Bắc Mỹ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc. Từ sau khi ngôi làng America Mura xuất hiện ở Namba, Osaka, ヤンキー cũng trở thành cái tên “ưu ái” để chỉ những thanh niên nhuộm tóc “hai phai”, mặc quần ống rộng, chuyên trốn học gây rối.

Về ngoại hình

Muốn biết rõ Yankee thời xưa trông như thế hãy nhìn vào kỷ yếu tốt nghiệp, bạn sẽ thấy rõ nhất.

Một nhóm học sinh đầu gấu


Thanh niên Yankee trong buổi lễ thành nhân.

Ngoài ra, mỗi thời đại trong quá khứ cũng đại diện cho một kiểu trang phục của Yankee thời bấy giờ.


Thời đại 1970, vạt áo dài và quần cạp cao rất được thịnh hành trong giới đầu gấu trường học.

Nửa đầu năm 1980 là mốt của kiểu áo vạt ngắn và hàng cúc áo cũng ngắn cũn cỡn (セミ短にボタン)


Yankee nửa sau những năm 80 đến 90 nổi bật với hàng cúc áo siêu ngắn, quần ống rộng cạp cao.

Hình ảnh hiếm hoi về Yankee nữ Nhật Bản.

Nổi bật là kiểu tóc “mì tôm” nhuộm vàng và váy xếp ly dài tận mắt cá.

Thời xưa, Kishidan (騎士団)là ca sĩ “Yankee” nổi tiếng đại diện cho lớp đầu gấu thời bấy giờ. Từ cách ăn mặc cho đến phong cách biểu diễn hay màu sắc trong MV, bạn đều có thể dễ dàng hình dung một thế hệ đầu gấu đậm chất Nhật như thế nào?

Hiện đại

Từ giữa những năm 90 đến nay, đầu gấu hợp thời được cho là những thanh niên mặc áo Jacket ngắn, lúc nào cũng hở khuy và không cho áo vào thùng. Phần ống vẫn rộng nhưng không thùng thình như những năm 80.

 

 

Phim chuyển thể từ Manga “Bá vương học đường” Crows lừng danh cũng lột tả phần nào về thế hệ Yankee sau này, nhưng có phần hơi bạo lực và giả tưởng. Các bạn nữ cân nhắc khi xem phim này nhé.

 

Về văn hoá và cách suy nghĩ

Yankee thời xưa có phần nhiều khác biệt với thời nay.

Thời xưa:

  • Không ức hiếp kẻ yếu hơn mình.
  • Đối phương là người như thế nào cũng bất kể xông vào.
  • Phá vỡ quy tắc là để phân biệt bản thân với học sinh bình thường
  • Tuyệt đối không phiền đến những người không có liên quan.
  • Sau khi cãi nhau sẽ tự làm hoà.

Ngày nay:

  • Tìm và gây sự với kẻ yếu hơn mình
  • Một mình chính là độc nhất.
  • Phá vỡ quy tắc khiến mình Cool hơn.
  • Hút thuốc lá bạc hà khiến “Tôi” ngầu hơn.
  • Lấy trộm tiền của phụ huynh cũng rất ra dáng.
  • Sau khi cãi nhau sẽ tìm đàn em để cùng đi “truy sát”.

Tuy nhiên bên cạnh những thay đổi cùng với thời đại đó vẫn có những thứ bất biến.

Luôn làm nổi bật bản thân trong lễ trưởng thành.

Nếu bạn nghĩ Lễ trưởng thành ở Nhật luôn nghiêm túc thì bạn nhầm rồi. Đây chính là dịp để các Yankee “làm màu” bản thân đấy.

“Tướng” ngồi xổm Unko Zuwari (うんこ座り).

Nếu dịch sát nghĩa, đây còn gọi là kiểu ngồi “đi đại tiện”. Vì Toilet kiểu Nhật thiết kế như vậy mà.

Đây là kiểu ngồi mà tất cả Yankee cho là thoải mái nhất. Ngồi ngay trên đường, trước cửa hàng tiện lợi hay bất cứ nơi nào họ càm thấy thích.

Nhìn chung đã gọi là Yankee thì hầu như đều là những thành phần chuyên vi phạm nội quy trường học như đi muộn, trốn học, hút thuốc, uống rượu, đánh nhau… hoặc gây rối trật tự phố phường.

Ở Việt Nam có lẽ được gọi trẻ trâu. Vì nhiều hoàn cảnh đặc biệt hoặc ảnh hưởng gia đình mà từ học sinh bình thường trở thành cá biệt, nên không hẳn cứ nói Yankee là gộp chung tất cả đều xấu xa đâu nhé. Có rất nhiều thanh niên trượng nghĩa khí và xem trọng tình bằng hữu nữa đấy.

Chee

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: