Những chàng trai “xinh đẹp” sinh ra trong thân xác phụ nữ một thời bị xã hội chối bỏ
Sinh ra với hình hài con gái, đã từng có một cuộc đời như bao người khác, thế nhưng bên trong họ phải chịu đựng những khó khăn về tâm lý và sống như một người vô hình trong xã hội.
Đó là những con người mạnh mẽ, luôn sống bằng niềm tin và rồi đến một ngày họ đã được sống với chính con người thật của mình, được luật pháp công nhận thân phận đàn ông. Họ chính là “Onabe” những người chuyển giới nam.
Thuật ngữ “Onabe” theo nghĩa đen thì đó là một loại “nồi” dùng để nấu đồ hầm. Tuy nhiên nó còn dùng để chỉ những người chuyển giới từ nữ sang nam và đồng tính nữ. Cũng giống như “Okama”- thuật ngữ gọi chung cho người đồng tính nam và người chuyển giới từ nam sang nữ, “Onabe” mới xuất hiện cách đây không lâu. Nhiều người cho rằng đây là từ ngữ xúc phạm, vì thế hầu hết mọi người hay dùng thuật ngữ FTM (Female to Male) để nói về những người này.
So với Mỹ, xã hội Nhật vẫn còn khá thờ ơ với người chuyển giới. Họ thường xuyên phải gánh chịu sự ghẻ lạnh, bắt nạt, kỳ thị của những người xung quanh. Tuy nhiên, không có cách nào phủ nhận được sự tồn tại của những con người họ, sẽ có lúc họ được chấp nhận ở quốc gia này. Đó là một quá trình đấu tranh hết sức khó khăn.
Tháng 3 năm 2009, Nhật Bản cho phép công dân của mình có thể đăng ký kết hôn với người yêu đồng giới ở những quốc gia đã hợp thức hóa hôn nhân đồng giới. Ngày 10/12/2013 tòa án tối cao Tokyo đã thông qua luật dành cho người chuyển giới có thể hợp pháp làm cha của đứa trẻ vợ mình sinh ra nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Bên cạnh đó, sự phổ biến của SECRET GUYZ – Nhóm nhạc idol gồm 3 thành viên tất cả đều là người chuyển giới dần lan tỏa đã làm người ta có cái nhìn khác về người thuộc giới này.
Nhóm nhạc Idol SECRET GUYZ
Onabe bar, nơi hội ngộ của những người đàn ông đã từng là phụ nữ
Các Onabe thường xuất hiện các quán bar và câu lạc bộ ở các khu phố dành cho người đồng tính, nơi họ phải sử dụng thân phận nữ trước kia để làm việc.
Onabe bar đầu tiên dành cho người chuyển giới và đồng tính nữ được mở vào năm 1973 ở Roppongi, Tokyo với tên Kikoshi ( 貴公子 – những chàng trai quý tộc).
Ở Onabe bar, người ta có thể đến uống rượu và trò chuyện với các nhân viên FTM, chủ yếu là chia sẻ những câu chuyện của những chàng trai đã từng sống như con gái. Tất nhiên cũng có những khách hàng đến đây vì hiếu kỳ.
Nhiều người đến đây để giải bày những điều mà trước đây họ không bao giờ có dũng khí nói ra cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Các nhân viên của quán bar luôn thân thiện và cởi mở, sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của khách hàng, sau đó đưa ra lời khuyên cho họ. Khách hàng của bar có cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, tất cả đều được đối xử bình đẳng như nhau.
Mock Bar
Marylin Bar
Sống như một người đàn ông trong thân xác của phụ nữ chắc chắn sẽ không dễ dàng gì. Họ luôn cảm thấy căng thẳng thần kinh và áp lực. Sự chia sẻ và đồng cảm luôn là biện pháp hữu hiệu để con người vượt qua mọi đau khổ.
“Đừng bao giờ nghĩ bạn là người lạ hay là người duy nhất”
Nếu một người chuyển giới bị lạc lối giữa sự khắc nghiệt của xã hội Nhật, họ có thể lui tới khu Ni-chome, ở quận Shinjuku, Tokyo – nơi cho phép họ được sống thật với con người của chính mình. Những nơi như Onabe bar, luôn có người dành cho họ một lời khuyên sáng suốt.
Thế nhưng, thật đáng buồn là những công việc liên quan đến người chuyển giới như nhân viên phục vụ, quản lý, cũng như các vị trí khác trong quán rượu đều không được đánh giá cao và bị xem đó là nghề “vô hình”.
Nỗi sợ hãi khó lý giải
Nếu một người quyết định thay đổi giới tính để trở thành một người đàn ông hợp pháp, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp và quyết liệt. Đối với người chuyển giới, cho dù nam hay nữ, họ không thể có con theo quy luật tự nhiên, đồng nghĩa với việc sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, họ sẽ mất đi khả năng sinh con.
Đã có nhận định cho rằng, chuyển giới được xem là một chứng rối loạn định dạng giới tính cần được chữa trị. Vì thế đa số người muốn chuyển giới từ nữ sang nam chọn cách từ bỏ phẫu thuật. Chỉ có một số người chấp nhận quá trình đau đớn này để có được thân phận đàn ông hợp pháp.
Chỉ có 6,021 người chính thức được thay đổi giới tính kể từ khi được luật pháp cho phép từ năm 2004
Đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số Nhật Bản. Đối với các chàng trai chuyển giới, vấn đề của họ chính là họ hoàn toàn không phải là nữ cũng không phải là nam. Vì thế họ cũng không có bản năng giới tính bình thường. Đối với cộng đồng LGTBQ, những người chuyển giới như được gọi là “Questioning” – những người chưa rõ giới tính.
Haku
Kín tiếng trong đời thật, người đồng tính ở Nhật “bung lụa” trong âm nhạc.
Người chuyển giới ở Nhật Bản, họ muốn được coi là những người bệnh!