“Tá hoả” với tục lệ bắt trẻ em cõng Mochi trên lưng rồi bò
Khi một hình hài bé nhỏ bắt đầu trưởng thành trong bụng mẹ, đó đã là phép màu. Đến 9 tháng 10 ngày, khi các em ra đời, được hít thở bầu không khí lại còn là điều tuyệt vời hơn tất cả.
Bất cứ cha mẹ nào cũng mong con cái lớn lên khoẻ mạnh.
Ở Nhật, để những ước nguyện đó thấu đến Thần linh, có rất nhiều sự kiện được tổ chức.
Cùng đi vào trình tự những buổi lễ không thể bỏ qua từ khi em bé còn trong bụng mẹ đến khi tròn một tuổi nhé
Cầu cho mẹ tròn con vuông (安産祈願– Anzan Kigan)
Đúng như tên gọi của của nó. Với mong ước em bé sinh ra không gặp bất cứ trở ngại, người mẹ khoẻ mạnh để cùng gia đình đón chào hạnh phúc, nghi lễ được tổ chức khi mẹ mang thai tháng thứ 5. Cả nhà sẽ đến Đền Thần để cầu nguyện.
Tuy nhiên, không phải ngày lành tháng tốt thì không thể tiến hành nghi lễ này. Bạn nhất định phải đi vào ngày Tuất hay còn gọi là ngày Inu no hi (戌の日).
戌 nghĩa là con chó (犬).
Chó là loài vật rất khoẻ mạnh. Một lứa sinh có thể lên đến chục con, thế nên người mẹ cũng cần sức mạnh như vậy để bình an vô sự lâm bồn.
Vào ngày này, ở những Đền Thần có nghi lễ Anzan Kigan, bạn đều sẽ được thanh tẩy bởi các Pháp sư. Nếu ở Tokyo bạn có thể ghé qua ngôi đền rất nổi tiếng đó là Suitengu (水天宮).
Sau khi mẹ tròn con vuông, để cầu cho em bé lớn lên khoẻ mạnh, gia đình sẽ tổ chức nghi lễ tiếp theo.
Oshichiya (お七夜)
Đây là nghi lễ được tiến hành vào ngày thứ 7 sau khi sinh. Vừa báo với Thần Linh một sinh linh đã ra đời, vừa thanh tẩy cho những điều xấu không vướng vào.
Okuizome (お食い初め)
Ngày thứ 100 sau khi bé ra đời, lễ Okuizome hay còn gọi là bữa ăn đầu tiên sẽ được tổ chức.
Cầu cho em bé không gặp khó khăn trong ăn uống, mẹ sẽ cho bé ăn bữa cơm đầu tiên. Tuy nhiên 100 ngày thì chưa bé nào ăn cơm được nên chỉ là hình thức tượng trung thôi.
Hatsuzekku (初節句)
Nghi lễ này dành cho bé gái vào ngày 3/3 và bé trai vào ngày 5/5.
“Lần đầu tiên tham gia ” chính là ý nghĩa của tên gọi Hatsuzekku này.
Vào ngày của bé gái, gia đình sẽ trang trí búp bê Hina và ngày bé trai sẽ treo lồng đèn cá chép.
Sinh nhật 1 tuổi (一歳の誕生日)
Shou(升)là hộp gỗ dùng để đong gạo hoặc muối theo cách tính của người Nhật.
1 Shou tương đương với 1.8 Lít.
Ngày này, bố mẹ sẽ nấu một bánh Mochi lớn từ 1 Shou gạo và để cho con cõng lên lưng.
Cả đời sẽ không bao giờ túng thiếu lương thực chính là ý nghĩa ẩn giấu sau nghi lễ này, vì 一生(cả đời ) và 一升 đều có cùng âm đọc là Isshou .
Sau đó cả nhà sẽ cùng cắt Mochi và chia cho mọi người, càng nhiều người ăn càng tốt.
Vì Mochi quá nặng nên em bé bật khóc trông thật tội nghiệp.
Cho đến 1 tuổi, trẻ em Nhật trải qua rất nhiều nghi lễ phải không nào?
Ở Nhật cũng như Việt Nam, suy nghĩ dành cho con cái những điều tốt nhất ở bất cứ đâu cũng không thay đổi.
Nhưng sẽ có những sự kiện thú vị hơn ở Việt Nam phải không nào? Các bạn hãy kể cho tôi nghe nhé!
Kengo Abe
Ở Nhật, khi xảy ra hỏa hoạn thì mỗi em bé sẽ là một người hùng