Đâu chỉ quần áo, giày dép, có một thứ người Nhật không thể sống thiếu được

Nếu ai đã từng đến Nhật, ắt hẳn sẽ bắt gặp hình ảnh những ô nhấp nhô khắp nẻo đường. Người ta thường mang theo ô mỗi lần bước ra phố như một vật bất ly thân, che nắng mưa. Cứ mỗi dịp lễ hội, hình ảnh mọi người trong trang phục Yukata năng động, hay những nàng Geisha trong trang phục Kimono diễm lệ cầm ô giấy truyền thống rực rỡ sắc màu dạo bước trên những con phố cổ đã đi vào lòng người. Ô được xem là một nét độc đáo trong văn hóa Nhật.

 

 

Ô truyền thống của Nhật được gọi là “ 和傘– Wakasa”, có nguồn gốc từ một loại ô làm bằng giấy dầu có từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Chất liệu giấy dầu không khác mấy so với bản gốc, nên nó còn được gọi là “ 唐傘– Karakasa” (Ô thời Đường).

Cán ô Nhật khá dài , phần khung chủ yếu được làm bằng tre, được kết chặt bằng dây màu, mặt ô phủ một lớp giấy có quét một lớp dầu Yamajin. Người Nhật xem việc chế tác món đồ thủ công từ “trúc và giấy” như một đam mê. Wakasa cùng với quạt gấp và đèn lồng, tất cả đã góp phần làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống.

 

Ô truyền thống Wakasa

Wakasa được phổ biến ở Nhật từ thời Heian, cho đến thời Duy Tân Minh Trị thì dần dần bị kiểu ô kiểu châu Âu thay thế. Ngày nay, người ta không còn ưa chuộng ô truyền thống Wakasa như trước nữa, nhưng thỉnh thoảng kiểu ô này  vẫn xuất hiện trong các lễ hội văn hóa, trên sân khấu ca vũ, hay được dùng như một món đồ trang trí trong nhà.

 

Ô kiểu Tây

Trong văn hóa hiện đại, người Nhật xem cách dùng ô như một thứ lễ nghĩa. Đến “chuyện nhỏ” như bung ô lúc trời mưa cũng có rất nhiều quy tắc “bất thành văn”. Lúc cầm ô đi, không nên đặt cán ô trên vai, nước mưa sẽ chảy xuống làm ướt lưng, người đi phía sau nhìn thấy sẽ rất kì, nên cầm ô thẳng.

 

 

Hành động mang chiếc ô còn ướt sũng nước mưa bước vào nơi công cộng là hành vi rất thất lễ. Chính vì thế, ở những nơi công cộng thường trang bị giá để ô. Tuy nhiên, mọi người có thể gấp ô trước mặt người khác, như vậy không bị xem là thất lễ.

 

Ở những nơi công cộng thường trang bị giá để ô

Lúc cầm ô đi trên phố, để tránh ô của mình va phải hay làm văng nước trúng người khác, người ta hay nghiêng ô xuống một chút hay nâng lên cao. Bởi vì người Nhật luôn tôn trọng và suy nghĩ cho người khác nên mới có những nhường lễ này, cho dù đối phương không hiểu, nghiêng ô một chút cũng không có gì to tát.

 

Để tránh ô của mình va phải hay làm văng nước trúng người khác, người ta hay nghiêng ô xuống một chút hay nâng lên cao

Màu sắc của chiếc ô cũng mang hàm nghĩa và tượng trưng khác nhau. Đối với ô giấy Wakasa dùng trong lễ cưới truyền thống, lúc cô dâu về nhà chống thường được che bằng chiếc ô màu đỏ; ô màu tím tượng trưng cho sự trường thọ, ô màu trắng dùng để đưa tang. Trong cuộc sống thường ngày, người Nhật hay dùng ô màu vàng, bởi vì lúc trời mưa, người cầm ô thường không chú ý mọi thứ xung quanh, màu vàng sẽ làm người ta chú ý.

 

Ô Wakasa đỏ trong lễ cưới truyền thống

Mọi người dùng ô màu vàng để gây sự chú ý

Bên cạnh đó để phòng lúc ra ngoài trời mưa bất chợt, các cửa hàng tiện lại trên phố đều có bán ô giá rẻ sử dụng một lần. Xuất phát từ quan điểm bảo vệ môi trường hạn chế dùng tre làm nguyên liệu sản xuất ô và xu hướng thời trang hướng đến giới trẻ, người ta không còn sử dụng ô giấy truyền thống, thay vào đó là ô cán kim loại phủ vải chống thấm và ô cán nhựa và phủ cao su trong suốt. Vì vậy mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 130,000,000 chiếc ô. Đối với người Nhật, ô giống cũng giống như quần áo, giày dép, nón, là thứ tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống.

 

Ô trong suốt luôn có bán ở các cửa hàng tiện lợi

Haku

Chiếc ô tự động bay sắp được phát minh?

Những chiếc hộp không có ổ khóa nhưng ngồi cả ngày cũng chưa chắc đã mở được

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: