Choáng với những bất cập trong chế độ Tiền trợ cấp, bảo hiểm và phúc lợi xã hội “trong mơ” ở Nhật

Nhật Bản được đánh giá là quốc gia có chế độ trợ cấp và phúc lợi xã hội tốt trong khu vực. Mức sống của người dân nhìn chung cao và ổn định hơn ở Việt Nam. Thế nhưng bên trong hệ thống tưởng chừng vững chắc vẫn còn đó những lỗ hỏng khó khắc phục.

Hôm nay, hãy cùng Japo tìm hiểu sâu vào các chế độ trợ cấp của quốc gia đáng mơ ước này nhé.

Seikatsu hogo (Bảo hộ sinh hoạt)

Là chế độ bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu cho công dân trong những thời điểm gặp khó khăn như bệnh tật, thất nghiệp,… Ngoài ra, những người có tổng tài sản hay thu nhập dưới một mức quy định cũng trở thành đối tượng được hưởng Seikatsu hogo.

Tất cả mọi công dân đều được hưởng khoản trợ cấp trên, bất kể những vấn đề liên quan đến cuộc sống trong quá khứ, kinh nghiệm làm việc hay từng có tiền án, tiền sự trước đây.

Bên trong chế độ tưởng chừng rất tuyệt vời này tồn tại những vấn đề gì?

Ỷ lại vào trợ cấp sinh hoạt, nhiều người ở Nhật không có ý định tìm việc làm. Từ năm 2001 đến năm 2012, tổng mức chi cho trợ cấp sinh hoạt tăng mạnh từ 2,000,000,000,000 yên lên tới 3,800,000,000,000 yên.

Khoản tiền này do Chính phủ Nhật Bản chi trả từ tiền thuế của người dân. Do đó khi mức phí tăng lên đồng thời ảnh hưởng đến mọi công dân Nhật Bản.

Nước Nhật sẽ như thế nào nếu tình trạng này cứ tiếp diễn?

Nenkin (trợ cấp quốc gia)

Giống với bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, đây là khoản tiền do người dân đóng vào, dùng để chi trả cho ba trường hợp sau

  • Tiền lương hưu hằng tháng đối với người quá tuổi lao động
  • Phúc lợi giành cho người tàn tật
  • Trợ cấp giành cho gia đình người qua đời có đóng bảo hiểm.

Tại Nhật, những người trên 20 tuổi đều phải có nghĩa vụ đóng Nenkin. Chính phủ Nhật Bản sẽ giữ khoản tiền này và trả lại cho công dân trong 3 trường hợp đã nêu ở trên.

Khi đến độ tuổi về hưu, không còn khả năng lao động, bạn sẽ được nhận khoản Nenkin này, do đó bạn không cần lo đến việc gửi tiết kiệm như ở Việt Nam.

Nghe qua có vẻ là một chế độ rất hợp lý, thế nhưng…

Thật ra xung quanh chế độ Nenkin này tồn tại rất nhiều bất cập. Đầu tiên phải kể đến những vấn đề trong quá trình vận hành.

Để tăng số tiền lưu trữ, Chính phủ đầu tư vào công trái và cổ phiếu, tuy nhiên điều này lại dẫn đến thua lỗ.

Bạn cứ tưởng tượng Nenkin giống như một khoản tiền đặt cọc trong quá trình đi làm lúc còn trẻ để khi về già có thể nhận lại, thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu khoản tiền này bị hao hụt? Chính vì không có gì chắc chắn, những người trẻ tuổi ở Nhật không muốn đóng Nenkin.

Thực tế hiện nay, gần 40% dân Nhật Bản không đóng Nenkin. Trong đó học sinh, sinh viên và những người có thu nhập thấp được miễn trừ. Cứ như thế, số tiền Nenkin không đủ trong khi tỉ lệ người cao tuổi ở Nhật lại ngày càng cao.

Cứ tiếp tục như vậy, chế độ Nenkin này không sớm thì muộn, cũng sẽ phá sản.

Để giải quyết tình trạng trên, rất nhiều cơ quan đã tăng độ tuổi bắt đầu được nhận Nenkin từ 60 tuổi lên 65 tuổi. Khi đó số tiền Chính phủ phải trả cho đối tượng đóng Nenkin sẽ giảm bớt, thế nhưng khi ấy những người trẻ tuổi lại có chung suy nghĩ sau:

“Đến thời chúng ta, liệu có được nhận lại tiền không ?”

Và đương nhiên, họ sẽ không muốn đóng tiền trong khi không chắc chắn sẽ được nhận lại.

Tôi sinh năm 1973, tính đến hiện tại tôi có cảm giác số tiền chi trả cho những người nằm trong đối tượng được nhận Nenkin đã giảm đi một nửa.

Bạn không thể chắc chắn rằng bạn sẽ sống đến bao nhiêu tuổi. Vì thế đương nhiên rằng bạn sẽ không muốn nhận lại khoản tiền bạn đã đóng quá trễ đúng không?

Chính bởi như vậy, thay vì đóng Nenkin, chi bằng gửi tiết kiệm sẽ hạn chế được rủi ro. Vì thế, không thể trách những người phản đối chế độ Nenkin này được.

Vì là một phần nghĩa vụ công dân, tôi vẫn đóng Nenkin hằng tháng. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, tôi chưa từng tin tưởng vào chế độ này.

Đứng từ góc độ một quốc gia khác nhìn vào hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật, họ có thể sẽ ghen tị. Thế nhưng, bản thân chế độ này đang chao đảo và đứng trước nguy cơ biến mất trong tương lai gần.

Hy vọng rằng Việt Nam và các quốc gia khác có thể nhìn vào bài học phúc lợi của Nhật để có những điều chỉnh đúng đắn và hợp lý, hướng tới lợi ích số một của người dân.

Kengo Abe

Chế độ “đặc biệt” dành cho người thất tình ở Nhật

Vì sao dù nghèo đói nhưng người Nhật không bao giờ ăn xin?

Nếu ngày nào đó bạn chết, ai sẽ là người bên cạnh?

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: