8 Lý Do Các Nam Otaku Kém Hấp Dẫn Với Phái Nữ
Nếu phải lập một danh sách các đối tượng lý tưởng cho một mối quan hệ tình cảm với phái nữ, thì không có gì phải nghi ngờ rằng các nam otaku sẽ “đội sổ”. Tuy nhiên vì đâu mà họ lại trở thành một đối tượng “kỵ rơ” với các cô gái như vậy? Một tài khoản Twitter mới đây đã đưa ra các giả thuyết thú vị giải đáp câu hỏi trên.
Trong một vài năm gần đây, nhiều điều tiếng gắn liền với otaku tại Nhật Bản đã giảm dần, khi anime, manga, và video game không ngừng mở rộng lượng fanbase của mình ra bên ngoài phạm vi các fan cuồng thông thường. Một số tiếng lóng mới, như là “otaku kiểu thực tế” đã bắt đầu xuất hiện, dùng để chỉ những otaku theo đuổi sở thích và đam mê của họ, song vẫn có một cuộc sống xã hội tích cực.
Nói là vậy, song kể cả là một otaking (cấp độ cao hơn otaku/wapanese cả về hiểu biết lẫn tài sản, và khác với otaku “truyền thống” ở điểm có những kỹ năng giao tiếp xã hội và không luôn chôn chân trong nhà; cũng có những sự đam mê như wapanese nhưng tự biết đâu là giới hạn) cũng không có nghĩa là người đó sẽ là đối tượng hấp dẫn trong những mối quan hệ lãng mạn. Kể cả những buổi hẹn của các fan anime cũng khó thu hút được sự tham gia của các fan nữ. Vậy lý do gì khiến các chàng trai otaku vẫn tương đối kém hấp dẫn trong mắt các cô gái như vậy? Một người dùng Twitter tại Nhật Bản có tên tài khoản là @kiha401740 có một vài giả thuyết, mà dưới đây là danh sách các lý do giải thích cho câu hỏi trên:
– Những cuộc chuyện trò với otaku thường diễn ra một chiều (tất cả những gì họ nói về là là thú vui và sở thích của họ)
– Họ không hiểu thế nào là giới hạn cá nhân (họ thường quá trớn, quá cưỡng ép, và hành xử thì rõ tởm)
– Gu thời trang nghèo nàn, và thường chẳng mặc những trang phục phù hợp với mình (họ chỉ bắt chước những kiểu phối đồ mà họ thấy trên Internet)
– Không bao giờ nỗ lực hay cố gắng
– Họ toàn là những người mơ mộng viển vông, hay lý tưởng hóa
– Chẳng giỏi những chiêu trò, mánh khóe tán tỉnh người khác
– Thiếu tự tin
– Quá tử tế
Ngoài việc đề cập tới việc không biết cách (hoặc không màng tới) chải chuốt quần áo, danh sách của @kiha401740 chủ yếu tập trung vào tính cách, vẽ nên hình ảnh về những người thừa tự trọng mà dễ tổn thương, và thiếu tự tin khi giao tiếp với những người khác. Đoạn tweet này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, với hàng ngàn lượt retweet và bình luận như:
“Đó…chính là miêu tả chính xác về tôi.”
“Đâu phải là otaku không thể trở nên thu hút, mà là mấy tên không thể trở nên thu hút nên mới trở thành otaku thôi.”
“Tôi nghĩ bạn đã bỏ qua một điều rằng rất nhiều otaku thậm chí còn chẳng cố trở nên thu hút với nữ giới nữa.”
“Ngoài việc bắt chước mấy kiểu phối đồ mà họ xem trên mạng, tôi nghĩ nhiều otaku cố gắng ăn vận cho giống với các nhân vật anime, đặc biệt là những nhân vật đẹp trai mà các cô gái yêu thích.”
Một bình luận trong số đó đã đưa ra giả thuyết khác, rằng việc các nam otaku thiếu kinh nghiệm nhưng lại cố tán tỉnh những đối tượng khác giới có thể trở thành một cái vòng luần quẩn không hồi kết. Thiếu kinh nghiệm quan hệ trong chuyện tình cảm, họ trở nên thiếu tự tin khi cần bày tỏ tình cảm của mình, và điều có thể đã dẫn tới sự khó chịu mà @kiha401740 đã mô tả.
Tất nhiên, “chủ nghĩa hard-core otaku” không phải là căn nguyên duy nhất cho những đặc điểm kém hấp dẫn trong danh sách kể trên. Thậm chí một vài người còn cho rằng có một anh bạn trai otaku sẽ đem lại những lợi ích riêng đối với mối quan hệ, nên tốt nhất là tùy trường hợp mà đánh giá một người có phải là đối tượng tiềm năng cho mối quan hệ lãng mạn hay không.
Nguồn : The Otaku Times
Theo KhanhVu/Fufufu.vn
Hàng triệu Otaku Việt đăng ký in hình anime yêu thích lên thẻ tín dụng