Chết “bất đắc kỳ tử” vì hành động gây nghiện của hàng triệu dân Nhật Bản

Những cảnh vô tình đụng phải nhau bạn thường thấy trong phim, không hề lãng mạn như bạn nghĩ trong thực tế.

Số vụ tai nạn do “vô tình đâm sầm vào nhau” đang có dấu hiệu gia tăng tại Nhật. Nguyên nhân do một hành động mà bất kì ai trong chúng ta cũng từng thực hiện.

Trong thời đại công nghệ tiên tiến, khi mà điện thoại di động còn quan trọng hơn cả người yêu, hình ảnh những thanh niên “ôm khư khư” chiếc điện thoại ở mọi nơi từ địa điểm công cộng đến chốn riêng tư, kể cả trong nhà vệ sinh, phòng tắm,… chẳng còn gì xa lạ. Ban đầu chúng ta có thể khó chịu với một cặp tình nhân vào nhà hàng nhưng “chẳng nói chuyện gì với nhau, vì đang bận ôm điện thoại thật lâu”, thế nhưng về sau ta chẳng thèm đoái hoài đến, vì đó đã trở thành chuyện quá bình thường trong xã hội.

Đặc biệt tại những quốc gia “tấp nập hối hả”, nơi mà con người di chuyển như những cái máy, hình ảnh những người vừa đi vừa ôm điện thoại rất phổ biến. Ở Nhật có cả một cụm từ để mô tả hành động này, đó là  歩きスマホ (Aruki Sumaho). Số lượng người không nghiện điện thoại ở Nhật đã trở thành hàng hiếm cần được bảo tồn.

Những tai nạn thảm khốc

Vào năm 2010, có 23 vụ tai nạn liên quan đến điện thoại xảy ra, đến năm 2013, số vụ tai nạn đã tăng lên thành 36 vụ. Năm 2017, không những số lượng mà tính chất các vụ tai nạn đang có xu hướng tăng nặng.

Không chỉ sử dụng điện thoại trong lúc đi bộ, người ta còn sử dụng khi đang lái ô- tô, vì thế nếu tai nạn xảy ra, hậu quả không chỉ là chấn thương ngoài da, chấn thương nặng mà thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Clip cảnh báo sự nguy hiểm nếu ai cũng sử dụng điện thoại khi đang di chuyển giữa ngã tư.

Tại Itabashi vào tháng 10 năm 2013, một người đàn ông 47 tuổi say mê với chiếc điện thoại di động khi đang đứng chờ tàu, vì không chú ý tàu đang đi tới, ông ta ngã xuống đường tàu và qua đời.

Vào tháng 5 năm đó, một cậu bé đang chơi với chiếc điện thoại trên sân ga Yotsuya (Shinjuku), cậu bị đụng phải và ngã, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.

Cho dù bạn không thực hiện hành vi trên, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của nó. Hiện nay rất nhiều người lợi dụng hành động vừa đi vừa lướt điện thoại này để dàn cảnh lừa gạt. Một người vừa đi vừa dùng điện thoại đâm sầm vào bạn, sau đó điện thoại của người đó rơi xuống, nứt ra. Bạn sẽ bị bắt đền một khoản tiền lớn.

Các biện pháp phòng tránh

Vì những vụ tai nạn trên, hiện nay tại các nhà ga, bạn dễ dàng bắt gặp những Poster nhắc nhở hành khách chú ý trong quá trình di chuyển, những Poster chỉ có ở Nhật.

Cho dù in rất rõ ràng nhưng nếu đang tập trung vào điện thoại có lẽ cũng chẳng ai để ý nhỉ

Ngoài ra tại các công ty lớn cũng có những chiến dịch cảnh cáo nhân viên, đừng quá chú ý đến điện thoại di động đến mức đâm phải nhau trên hành lang.

Hãng điện thoại Docomo thậm chí tung ra Video với thông điệp “Bạn sẽ bị Ninja ám sát nếu vừa đi vừa sử dụng Smart phone”

Nhà mạng Au ra mắt Apps điện thoại phòng tránh tai nạn do Aruki Sumaho gây ra

Hãy ngừng hành vi vừa đi vừa dùng điện thoại lại

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều người có thói quen vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa sử dụng điện thoại di động. Với hành động này, không chỉ khiến bản thân bạn và những người xung quanh gặp nguy hiểm mà nếu bị bắt gặp, bạn sẽ bị mời đến đồn công an đấy.

Ở Nhật, có lẽ không ai phạt bạn về vấn đề này, nhưng tự ý thức về những nguy hiểm rình rập và chủ động phòng tránh cũng không phải hành động thừa phải không nào.

Sachiko

Đắng lòng nỗi oan Thị Mầu của những tên biến thái

Giải pháp cứu cánh cho những trường hợp điện thoại lỡ rơi xuống nước

Trồng rau sạch qua điện thoại thông minh, họ đã làm điều đó như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: