Tại sao 1/9 hằng năm được gọi là “ngày chết chóc” của học sinh Nhật Bản?
Theo thống kê của Văn phòng phòng chống tự tử cho biết, ngày 1/9 hằng năm trở thành ngày có tỉ lệ tự tử của học sinh cao gấp 2.6 lần ngày thường. Cho đến nay vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng trên cho dù mỗi khi đến thời điểm này chính phủ Nhật đã tăng cường kiểm soát gắt gao tâm lý, đời sống của giới trẻ.
Biểu đồ thỉ lệ tự tử nước Nhật từ năm 1972- 2013
(trung bình 130 trường hợp vào ngày 1/9, 92 ca tự tử vào ngày 31/8 và 94 vụ trong ngày 2/9)
Nguyên nhân xã hội hay “lời nguyền” mãi mãi?
Gánh nặng học hành và sự cạnh tranh của kẻ giàu người nghèo đã đè nặng lên đôi vai của trẻ em. Chính vì thế ngày 1/9 trở thành ngày mà các em không muốn đối diện nhất- Ngày Tựu Trường.
Sau kỳ nghỉ hè dài, các em không thể quay về với sách vỡ chi chít những con chữ, chương trình học của Nhật tương đối dày đặt hơn các nước khác trong khu vực, điều đó làm cho học sinh bị áp lực thậm chí là trầm cảm, có em còn nói rằng cái chết còn nhẹ nhàng hơn việc phải đến trường mỗi ngày.
Bạo lực và sự vô cảm
“Bộ đồng phục trường học nặng nề như áo giáp. Tôi không thể tiếp tục chịu đựng không khí ở nhà trường. Tôi từng nghĩ đến chuyện tự vẫn vì như vậy còn dễ dàng hơn. Tôi nghĩ sẽ tự kết liễu vào ngày 1/9 cũng chính là ngày tựu trường”, Masa, một học sinh hay bị bắt nạt ở trường học chia sẻ.
Ảnh minh họa
Con số của những cuộc bạo lực, bắt nạt học đường tăng kỷ lục, ở cấp tiểu học, số trường hợp được báo cáo tăng từ 28.456 lên hơn 151.000 vụ trong 12 tháng, tính tới tháng 3 năm 2015. Trong khi đó, cấp trung học cơ sở xảy ra 59.422 vụ, ở cấp trung học phổ thông là 12.600 vụ.
Không phải chuyện lạ khi nghe thấy những cuộc tẩy chai “đẫm máu” ở xứ sở Phù Tang, bằng chứng là có rất nhiều bộ phim về học đường, trong đó có một hoặc một vài học sinh bị ức hiếp, điển hình là bộ phim confession ám ảnh một thời bởi sự vô cảm của con người, phản ánh một nước Nhật buồn.
Ảnh minh họa
Người ta thường nói “đời không như là phim”, tuy nhiên không ai biết rằng những ý tưởng trong phim đa số bắt nguồn cảm hứng từ những câu chuyện có thật.
Trong một bài báo năm 2015 có ghi, Cô gái 17 tuổi tên Nanae Munemasa, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt ở trường, bị đánh bằng chổi, bị ức hiếp trong nhà vệ sinh và cả bể bơi… Tất cả những điều đó đã khiến em nghĩ đến cái chết thay vì được đến trường nhưng vì suy nghĩ cho gia đình sẽ chịu nhiều đau đớn nên em ấy đã không nghĩ quẩn mà quyết định ở nhà 1 năm để tịnh dưỡng.
Ảnh minh họa
Ngày nay tuy chính phủ Nhật đã tăng cường phòng chống vấn nạn bạo lực học đường bằng nhiều biện pháp, điển hình là phần mềm chống bắt nạt ảo trong tháng 4 năm 2017. Phần mềm do một công ty công nghệ Mỹ phát triển, cho phép nạn nhân của các vụ bắt nạt ảo hoặc những người biết hành vi đó thông báo giấu tên bằng cách gửi tin nhắn hoặc gửi ảnh qua điện thoại thông minh.
Chisai Yuki
Nữ sinh Nhật Bản nhảy vào đoàn tàu sau một năm bị bắt nạt ở trường
Các kiểu bắt nạt ở trường học Nhật Bản
Nhật Bản: 40% thiếu niên đồng tính và song tính từng bị bắt nạt