Sốc với 4 biểu hiện chứng tỏ người Nhật “cuồng” Phân hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới
Đi đại tiện là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Mỗi quốc gia, con người có một quan điểm riêng về phân. Có người cho là bẩn, có người lại thấy thú vị. Tuy nhiên có một sự thật không thể phủ nhận rằng “phân” luôn luôn là từ dùng để chửi ở bất cứ đâu.
Tiếng Anh là “Shit!” thì tiếng Nhật là “Kuso”…Tiếng Việt là gì ấy nhỉ?
Nhắc đến quan điểm của người Nhật về “phân”, bạn sẽ phải giật mình thốt lên rằng “Quả là người Nhật thật kỳ dị” đấy.
Một chương trình truyền hình đã tổ chức khảo sát mức độ yêu “phân” của 50 người Nhật bất kỳ trên đường với câu hỏi “Bạn có thích phân không?”
Ngạc nhiên rằng, chỉ có 4 người trong số đó trả lời rằng họ không thích, còn 4 người không quan tâm. Còn lại 42 người nói rằng họ rất thích.
Vậy người Nhật yêu phân đến mức nào và biểu hiện của sự “cuồng nhiệt” đó ra sao?
4biểu hiện dưới đây sẽ thuyết phục bạn rằng người Nhật không thể sống thiếu “phân” trong cuộc sống hằng ngày.
Mua phân thời Edo
Quay ngược về quá khứ, thời kỳ người Nhật còn chưa có Toilet hiện đại đủ loại nút bấm như bây giờ. Thuở ấy, từ việc chỉ sinh hoạt hằng ngày bên bờ sông, bụi rậm, thời Edo đã xuất hiện Hibako (樋箱), một loại Toilet kiểu cũ.
Để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, những nông dân ở Nhật thường gánh thùng đi mua phân và nước tiểu khắp các nhà dân hay các nhà quyền quý. Giá của chúng cũng được trả dựa trên màu sắc và … gia cảnh của người được mua. Càng nhà quyền quý thì giá mua càng cao. Bởi nhà giàu thường ăn nhiều của ngon vật lạ, nên phân bón chắc chắn sẽ màu mỡ và nhiều dinh dưỡng hơn rất nhiều đấy.
Nói đến nghề này thì Nhật bản là quốc gia độc nhất vô nhị rồi.
Phân là câu chuyện khiến mọi người gần nhau hơn
Nói về cách làm quen, tiếp xúc với người Nhật, hầu như người nước ngoài nào cũng thấy ái ngại. Nhưng đừng lo, đã có cách giúp bạn gần gũi hơn với họ rồi. Hãy khéo léo dẫn dắt họ đến câu chuyện về những cục phân, hay nhà vệ sinh để họ cảm thấy bạn hiểu biết văn hoá và tâm lý người Nhật nhé. Khi bầu không khí đã sôi nổi hơn, bạn sẽ dễ dàng lấn sang chủ đề khác hơn đấy.
“Để làm thân với người lần đầu gặp mặt, tốt nhất hãy nói về chuyện đi đại tiện”.
Tuy nhiên, các bạn nam nhớ chú ý đề tài nhạy cảm này khi nói chuyện với các bạn nữ nhé. Nhớ thăm dò trước rồi hẳn đi vào chủ đề, không lại bị nghĩ là biến thái thì khổ.
Tập viết Kanji Unko
Quyển tập viết Kanji này đã từng là đề tài bàn luận nóng hổi trên mạng. Có lẽ vì những hình ảnh vui nhộn và mới lạ so với một cuốn sách bài tập khô cứng từ trước đến nay chăng?
Nhân vật bạn nhìn thấy ở bìa sách được gọi là Unko Sensei. Đây là “người” hướng dẫn, chú thích cho một số phần bổ sung trong sách. Bạn sẽ bắt gặp ông lão đeo kính đầu hình cục “phân” xuyên suốt bộ 6 cuốn này đấy.
Những Kanji được đưa ra trong sách hoàn toàn bình thường và phù hợp với học sinh tiểu học Nhật. Thế nhưng, nhìn vào câu ví dụ và hình vẽ, bạn sẽ hiểu tại sao bộ sách được gọi là Kanji Unko.
Ví dụ: 姉の洋服にぼくのうんこがついてしまった。
(Ane no youfuku ni boku no unko ga tsuite shimatta.)
Quần áo chị tôi đã dính đầy phân của tôi rồi.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý cho biết, việc xuất bản loại sách này dựa trên căn cứ hoàn toàn xác đáng về tâm lý đặc biệt thích phân của học sinh tiểu học Nhật. Vì phân là “Một từ THẦN THÁNH mà” (Unko wa kodomo ni totte mahou no kotoba)
Tham khảo ở đây nếu bạn có ý định mua một cuốn tập viết Kanji Unko về thực hành.
Bảo tàng Nhà Vệ Sinh
Là chương trình tham quan ngắn hạn của Viện khoa học tương lai (Mirai Kan) nằm ở hòn đảo nhân tạo Odaiba, thủ đô Tokyo.
Các em tham gia chương trình “Toire Ittoire” này, sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử nhà vệ sinh ở Nhật cũng như các loại “phân” thường thấy khi đi đại tiện. Vừa giáo dục lý thuyết, vừa chơi những trò chơi thú vị là cách mà các bảo tàng ở Nhật tạo được ấn tượng cho du khách, cũng như giúp các em nhỏ khắc sâu kiến thức.
Cùng thưởng thức bài hát Nhà vệ sinh và tham quan khung cảnh bảo tàng Toilet nhé! Chương trình chỉ kéo dài từ 2/7 đến 5/10/2014 nhưng đã thu hút rất nhiều em nhỏ và các bậc phụ huynh. Thật là một hoạt động thú vị phải không nào?
Người Nhật yêu thích phân và xem nó như một điều không thể thiếu cho cuộc sống. Họ cho rằng trong tất cả mọi vật dụng vô tri đều có Thần Linh ngự trị, ngay cả Nhà vệ sinh cũng có Beppin-san. Vì thế đến Nhật hãy tôn trọng Toilet và “yêu thương” những “cục phân” bạn nhé!
Chee