Vay tiền cảnh sát Nhật? Chuyện thật như đùa
“Cảnh sát Nhật hiền lắm”.
Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài truyền tai nhau về cảnh sát Nhật Bản.
Sự thật là đối với kẻ xấu, họ cũng không hề nhân nhượng đâu. Nhưng trong cuộc sống bình thường thì thật sự tốt bụng.
Dạo quanh đường phố Nhật, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các chốt cảnh sát KOBAN. Nhìn có vẻ nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng thật ra đó là đồn cảnh sát thật đấy.
Vậy nên khi gặp rắc rối, các bạn nhớ đến Koban gần nhất để được giúp đỡ nhé. Họ cũng sẽ cố gắng nói tiếng Anh để giao tiếp với bạn nên dừng lo lắng về ngôn ngữ.
Thế nhưng, lúc hết tiền, túng thiếu thì có thể đi mượn cảnh sát được không nhỉ?
Được đấy các bạn ạ! Nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp thôi nhé.
Ví dụ nếu làm rơi ví hay bị mất cắp không có tiền để về.
Khi đó, cảnh sát sẽ cho bạn vay 1,000 Yên trở lên để bình an về đến nhà.
Nếu di chuyển bằng tàu điện, bạn sẽ nhận được khoảng 1,000 Yên ứng với quãng đường bạn muốn đi. Có thể là đủ để bạn về tận nhà, hoặc chỉ đủ để ghé qua nhà người bạn. Nhưng vẫn tốt hơn là bơ vơ bên ngoài phải không nào.
Mượn rồi tất nhiên phải trả lại. Theo luật, bạn phải đến tận đồn cảnh sát đó để trả. Thế nhưng nếu không thể đến tận nơi, bạn có thể gửi trả ở đồn cảnh sát gần nhất.
Vậy tỉ lệ trả lại tiền cho cảnh sát là bao nhiêu?
Có phải bạn nghĩ rằng, đã là Nhật Bản thì chắc chắn 100 % rồi.
Không phải đâu, thật ra tỉ lệ này chỉ khoảng 78% mà thôi.
Vì tâm lý cho rằng chỉ có 1000 Yên mà phải lặn lội đến đồn cảnh sát trả lại thì thật mất thời gian. Tỉ lệ % này cũng thể hiện mức độ tự nguyện và chân thật của mỗi người Nhật đấy.
Trong lúc khó khăn, người ta đã giúp đỡ thì dù 1 Yên, bạn cũng nên trả lại. Đó mới là đạo lý.
Nếu mô hình mượn tiền này được áp dụng ở Việt Nam thì sao nhỉ?
Không biết tỉ lệ trả lại cho cảnh sát sẽ được bao nhiêu ?
Các bạn nghĩ sao ?
Kengo Abe
Gia đình Vịt “vinh dự” được cảnh sát hộ tống chuyển nhà an toàn
Không có tội phạm, cảnh sát Nhật điều tra cả vụ mất quần đùi
Người vợ Nhật ba lần tự thú giết chồng nhưng cảnh sát không tin