3 bài học làm người đằng sau bữa trưa của học sinh tiểu học Nhật
Ở cấp hai và cấp 3, học sinh sẽ tự mang cơm hộp đến trường ăn. Tuy nhiên, bậc tiểu học Nhật Bản, các em sẽ được nhà trường cung cấp bữa trưa hay còn gọi là Kyushoku (給食). Ngoài lý do đảm bảo dinh dưỡng, còn một ý nghĩa sâu xa đằng sau 2 tiếng đồng hồ này mà thầy cô muốn hướng đến cho học sinh. Đó là giáo dục đạo đức.
Vậy nội dung cụ thể của chương trình giáo dục đặc biệt này là gì? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nhé.
Không chê khen bất cứ thứ gì
Đây là bài học đầu tiên mà học sinh phải chấp nhận khi dùng bữa tại trường.
Chỉ khi có em thực sự bị dị ứng với một loại thức ăn thì mới được quyền bỏ mứa. Còn lại, tất cả các em, không có sự phân biệt hay ưu ái, đều phải hoàn thành bữa cơm mà không để lại bất cứ thứ gì.
Chẳng hạn
EM GHÉT CÀ RỐT!…
sẽ là một trong những lý do không thể được chấp nhận.
Tại sao lại không được chê khen bất kỳ thứ gì? Đó cũng là một phần của chế độ cân bằng dinh dưỡng được thiết lập ở các trường tiểu học nữa đấy.
Tự các em sẽ là người chuẩn bị bữa trưa
Trước khi ăn các em phải tuân thủ một số quy tắc như phải rửa tay, sắp xếp bàn ghế.
Ngoài ra, mỗi tuần các thành viên trong lớp sẽ thay phiên nhau đảm nhiệm phát cơm cho cả lớp.
Không ai phải làm một mình cả, sức mạnh tập thể là điều quý giá.
Hơn nữa, chia phần cho mọi người sao cho công bằng là việc không hề dễ. Ở đó các em sẽ tiếp thu được bài học thứ hai. Bài học công bằng trong một tập thể.
Nói Itadakimasu và Gochisou-sama
Ở Nhật, trước khi ăn bạn phải mời mọi người bằng Itadakimasu ! Và nói Gochisou-sama để cảm ơn người nấu cho mình.
Các em sẽ cùng đồng thanh nói câu này.
Biết nói cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình, cho mình thức ăn hay làm bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất cho mình, cũng đều phải nói cảm ơn.
Đây là bài học thứ ba, cũng là bài học quan trọng nhất.
Trên thực tế, một bữa cơm trưa sẽ được diễn ra như thế này.
Thậm chí, nó còn được giới thiệu ra nước ngoài.
Có thể nói, Kyushoku ở trường tiểu học cũng là một trong những đặc trưng làm nên văn hoá Nhật Bản đấy nhỉ!
Kengo Abe
Xúc động lá thư gửi đến em gái chưa kịp ra đời của cậu bé tiểu học Nhật Bản
Sốc với xu hướng “đua đòi” Make-up từ khi tiểu học của người Nhật