Thực hiện nghi lễ gọi Hồn Cáo, mất mạng vì bỡn cợt với thần linh

Kokkuri là một loại hình bói toán, rất phổ biến tại các trường học ở Nhật Bản. Thế nhưng trò bói toán này không chỉ để cho vui, mà còn hàm chứa rất nhiều mối nguy hiểm.

Bạn nhất định không được phép làm thử!

Đừng tưởng đây là lời đe dọa suông, nếu bạn chơi sai cách, bạn sẽ phải trả cái giá rất khủng khiếp.

Người Nhật tin rằng loài Cáo có sức mạnh phi thường, gần giống với các Yokai trong truyền thuyết. Có một nghi lễ được dùng để gọi hồn Cáo, gọi là Kokkuri san.

Tiến hành nghi lễ như sau:

Đầu tiên, đặt một tờ giấy trắng lên bàn

Viết lên tờ giấy các nội dung:

  • Kí hiệu cổng đền Thần đạo Torii
  • Hai bên kí hiệu trên là lựa chọn giữa Có (Hai) và Không (Iie)
  • Các số từ 1-9 và số 0
  • 50 ký tự Hiragana

Sau đó đặt đồng 10 yên lên trên. Những người tham gia cùng đặt một ngón tay lên đó. Chú ý khi đặt tay lên không được dùng lực, phải giữ cho ngón tay trong tình trạng thả lỏng.

Sau đó tất cả những người tham gia cùng đồng thanh để gọi hồn Cáo.

“こっくりさん、こっくりさん、おいでください”

(Kokkuri san, Kokkuri san, Oide kudasai)

Đến đó, đồng xu sẽ tự động di chuyển.

Khi ấy, hồn Cáo đã được gọi, chú ý không được phép rời ngón tay khỏi đồng xu dù có chuyện gì xảy ra.

Khi Cáo tới, bạn có thể đặt cho Ngài các câu hỏi. Tùy từng câu hỏi, Ngài sẽ trả lời bạn bằng cách di chuyển đồng xu trên các ký tự có trên tờ giấy.

Bạn cần phải nghiêm túc trong việc suy nghĩ câu hỏi, đừng đùa cợt với hồn Cáo. Nếu Ngài biết rằng bạn đang trêu đùa, Ngài sẽ trừng phạt bạn.

Để kết thúc nghi lễ, thực hiện như sau:

Đọc lớn câu:

“こっくりさん、ありがとうございました。お離れください”

(Kokkuri san, arigatou gozaimasu, o hanarete kudasai)

Khi đó, đồng xu sẽ di chuyển về phía cổng đền Torii, nghi lễ chấm dứt.

Sau đó, bạn phải xé tờ giấy thành 48 mảnh, đồng 10 yên được dùng trong nghi lễ phải được dùng nội trong 3 ngày, hoặc được rửa sạch bằng nước muối.

Nếu làm đúng theo các bước trên, Kokkuri san có gì đáng sợ? Vấn đề là sau khi thực hiện nghi lễ, có một số người đã bị hồn Cáo nguyền rủa.

Khi ngài Cáo xuất hiện thường đi kèm với mùi hôi thối kinh tởm. Mùi này nặng đến mức có thể gây bất tỉnh. Nếu như không lập tức thông gió tạo không khí, người bị ngất có thể sẽ không tỉnh dậy được nữa.

Thế nhưng không đơn giản như thế, khi bất tỉnh, tay đã rời khỏi đồng xu. Khi đó, đồng xu sẽ chẳng thể trở về cổng Torii nữa. Hồn Cáo được gọi lên cũng không còn đường để trở về, tất cả những người thực hiện nghi lễ sẽ đồng loạt bị nguyền rủa.

Có lời đồn đại về những người đã bị nguyền rủa vì thực hiện nghi lễ trên.

3 người cùng gọi hồn Cáo. 1 trong số họ, xin được phép gọi là anh A đã hỏi đùa hồn Cáo rằng:

“Hãy cho con biết trong ba người bọn con, ai sẽ chết trước? “

Ngay lập tức, đồng xu chuyển động đến vị trí chữ “ha”. Trong số ba người duy chỉ có anh B có tên bắt đầu bằng chữ “ha”. Bất ngờ, cả ba người cùng rời tay khỏi đổng xu.

Nghi lễ chấm dứt tại đây, nhưng nó đã không được kết thúc đúng cách.

Hai ngày sau được tin anh B qua đời trong một tai nạn giao thông.

8 năm sau, 2 người còn lại tái hợp sau nhiều năm lảng tránh. Đến tận bây giờ, anh A vẫn không ngừng run rẩy và lộ gương mặt trắng bệch khi nhắc về chuyện xưa. Lúc này, A mới thú nhận những gì thật sự xảy ra khi ấy.

“Tôi đã không hỏi như thế. Không phải tôi hỏi ai sẽ chết đầu tiên, mà tôi đã cầu với ngài Cáo cho B chết, từ sâu thẳm trái tim. “

Khi ấy, cả ba người đã quên không viết Có/Không (Hai/Iie) vào tờ giấy. Từ “ha” không phải ám chỉ chữ cái đầu trong tên của B mà là viết tắt của “hai” có nghĩa là “Vâng, ta sẽ giết hắn cho ngươi”.

Sau đó, 2 người còn lại quyết định kết thúc những gì còn dở dang. Họ chuẩn bị thực hiện tiếp nghi lễ ngay thời điểm bị gián đoạn.

Họ để đồng xu tại vị trí chữ “ha” sau đó đồng thanh:

こっくりさん、お帰りください”

(Kokkuri san, o kaeri kudasai) – Kokkusan, hãy về đi!

Đồng xu không cử động…

Một lần nữa…

“こっくりさん、おねがいします、お帰りください”

(Kokkuri san, onegaishimasu, o kaeri kudasai) – Kokkusan, xin Ngài, hãy về đi mà!

Vẫn không cử động.

Hoảng loạn, hai người tiếp tục cầu xin, nhưng bên kia không hề có dấu hiệu hồi đáp.

Bỗng dưng đồng xu bắt đầu cử động.

“お”“い”“で”(“O”, “I”, “De” ) – Oide (Lại đây)

Dù không ai hiểu ý nghĩa, thế nhưng vì Kokkuri san đã trả lời, họ tin rằng nghi lễ chính thức chấm dứt.

Thế nhưng…

Ngay hôm sau, A nhảy lầu tự sát.

Đúng vậy, “Oide” không phải câu chấm dứt nghi lễ mà là câu mở đầu. Ai đó đã tiếp tục gọi Hồn Cáo để thực hiện điều ước.

Vào cuối cùng, một mẩu ghi chú đã được để lại với nội dung như sau:

“Ta đến vì B đã gọi ta”

Kết thúc câu chuyện, cả A và B đã tự hại lẫn nhau thông qua sự trợ giúp không phân biệt của Hồn Cáo. Tin hay không tin vào câu chuyện trên, tùy thuộc vào bạn.

Thế nhưng việc thử nghiệm nghi lễ Kokkuri thật sự rất nguy hiểm. Bạn và người thân nên biết để tránh vấp phải vết xe đổ của những người đi trước, kết cục nhận lại cái chết thương tâm.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: