Giáo dục Nhật Bản: Nhân cách quan trọng hơn kiến thức nhưng thi cử vẫn quyết định tương lai của học trò

Nhật Bản vốn nổi tiếng trên Thế giới là một quốc gia có nền giáo dục tiến bộ với nhiều khác biệt. Từ một đất nước không được thiên nhiên ưu đãi, đứng lên từ đổ nát, vậy họ đã giáo dục như nào để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay!?

Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Nhân cách quan trọng hơn kiến thức

Học sinh ở Nhật Bản không phải thi cho tới khi lên lớp 4 (10 tuổi). Các em chỉ phải làm các bài kiểm tra nhỏ. Với người Nhật, họ quan niệm 3 năm đầu cấp 1 là thời điểm để trẻ nhỏ rèn luyện nhân cách, xây dựng những đức tính tốt và phát triển con người theo hướng toàn diện. Trẻ em được học cách tôn trọng người khác, yêu thương động vật và thiên nhiên. Nhà trường cũng dạy cho các em cách sống rộng lượng, cảm thông và biết chia sẻ.


Dạy học sinh tự dọn dẹp và vệ sinh trường lớp

Ở các trường học tại Nhật Bản, học sinh phải tự mình dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả toilet. Trong khi làm, các em được chia thành các nhóm nhỏ và luân phiên trực nhật trong năm. Đây là cách để giúp các em rèn luyện khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, những công việc tương đối vất vả và khó khăn đối với lứa tuổi sẽ giúp các em biết tôn trọng công việc của người khác và thành quả lao động của bản thân.

Tiêu chuẩn đồ ăn và dinh dưỡng

Giáo dục Nhật Bản luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo trẻ em được ăn uống khỏe mạnh và có các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Tại các trường công, bữa ăn luôn được chế biến theo những quy chuẩn về dinh dưỡng bởi các đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng. Học sinh sẽ ăn cùng nhau và với giáo viên. Nhờ vậy, khả năng gắn kết tập thể các học sinh trong lớp sẽ cao hơn nhiều.

Thư pháp và thi ca là điều không thể thiếu ngoài các môn học truyền thống

Thư pháp Nhật Bản hay còn gọi là Shodo gắn liền với hình ảnh cây bút tre chấm trong nghiên mực để viết lên những tờ giấy gạo từng nét chữ uốn lượn. Với người Nhật, Shodo là 1 môn nghệ thuật không còn quá phổ biến. Haiku thì khác; đây là một thể loại thơ truyền thống sử dụng lối biểu đạt đơn giản để truyền tải những thông điệp sâu sắc. Trẻ em Nhật Bản phải học những điều trên để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa và truyền thống lâu đời của đất nước. Đó là đặc điểm không phải đất nước nào cũng có.


Lớp học thêm

Để có sự chuẩn bị vào một trường cấp 3 tốt nhất, phần lớn học sinh Nhật Bản thường đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài sau giờ học. Các lớp học như vậy được tổ chức vào buổi tối. Việc học sinh Nhật Bản trở về nhà vào tối muộn sau các lớp học thêm là điều hoàn toàn bình thường và phổ biến. Ngoài việc học 8 tiếng trên lớp, các em sẽ học thêm bên ngoài, kể cả trong kì nghỉ hay cuối tuần.

Sự chuyên cần và chăm chỉ

Chuyện trốn học hay cúp tiết là chuyện phổ biến ở các lớp học, thậm chí là thường xuyên với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản gần như ít khi bỏ lớp hay đi muộn. Và có khoảng 91% học sinh cho biết họ chưa bao giờ bỏ qua những điều giáo viên giảng trên lớp. Đây là một con số rất ấn tượng.

Đồng phục cho học sinh

Hầu như tất cả học sinh Nhật Bản phải mặc đồng phục tới trường. Trong khi một vài trường có đồng phục riêng thì mẫu đồng phục truyền thống phổ biến là áo kiểu quân đội cho nam và đồng phục thủy thủ cho nữ. Đồng phục là 1 yếu tố quan trọng giúp loại bỏ rào cản xã hội trong trường học cho trẻ em, tạo ra bình đằng giữa tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng cho học sinh Nhật Bản.


Sự quan trọng của các buổi học ngoại khoá

Để vào được trường cấp 2 tốt, học sinh Nhật Bản bắt buộc phải tham dự các lớp ngoại khóa sau giờ học. Ngoài 8 tiếng học chính khóa mỗi ngày, các em vẫn học vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không bị đúp trong suốt thời gian đi học. Những buổi ngoại khóa sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong cuộc đời học sinh.

Kỳ thi quyết định tương lai của học sinh

Cuối cấp trung học, học sinh Nhật phải tham dự 1 kỳ thi quan trọng quyết định tương lai của các em. Mỗi học sinh có thể lựa chọn nộp vào 1 trường mà các em muốn, tùy vào quy định điểm số mỗi trường. Tỷ lệ cạnh tranh ở Nhật rất cao khi chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục học lên bậc đại học. Do vậy, áp lực trước kì thi là rất lớn tại đất nước này. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để có thể tìm ra được những học sinh có năng lực tốt nhất.

Nghỉ ngơi ở kỳ thi Đại học

Sau khi đã trải qua kỳ thi nói trên, sinh viên Nhật Bản thường dành chút thời gian để nghỉ ngơi. Tại Nhật, đại học được xem như khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời các em học sinh. Người Nhật vẫn xem đây là “kỳ nghỉ” cho học sinh trước khi bắt đầu công việc.

Theo we25.vn

Nhật Bản: Nền giáo dục âm nhạc hướng mỗi học sinh trở thành nghệ sĩ thực thụ

Bạo lực học đường ở Nhật; mặt trái của nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới

Đây là bí mật khiến toàn thế giới đều phải ‘ghen tị’ với giáo dục Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: