Rùng mình với niềm tin mạnh mẽ của người Nhật vào “Vòng luân hồi”

Con người sau khi chết sẽ ra sao? 

Đó là câu hỏi mà bất cứ ai khi còn sống đều tự hỏi.

Nhưng chẳng ai có thể thử chết một lần để xem mình được lên thiên đường hay địa ngục, kiếp sau có được đầu thai chuyển kiếp hay không?

Trong một bài viết trước, Japo có đề cập đến việc người Nhật khi sống chẳng mấy khi đến chùa nhưng lúc mất đi lại tìm đến cửa Phật.

Với tâm niệm người thân sẽ được đầu thai nếu đưa tiễn bằng nghi lễ Phật giáo, những điều trong Thần đạo và Thiên chúa giáo không hề đề cập.

Vậy người Nhật thật sự tin vào vòng luân hồi đến vậy?

Khảo sát quốc tế về mức độ tin vào “luân hổi chuyển kiếp” năm 2008

Đầu thai trong tiếng Nhật là 生まれ変わり(Umarekawari) hay 輪廻転生 (Rinne Tenshou).

Trong cuộc khảo sát năm 2008 trên quy mô các nước. Với câu hỏi: “Bạn có tin về sự đầu thai?”, ngạc nhiên rằng có đến 43% người Nhật trả lời rằng “Có”, 33% nói “Không”, còn lại là “Không biết”. Được biết có 45 nước tham gia vào khảo sát.

Tuy nhiên, trong đó, số người Mỹ tin vào điều này là 31% và 64% trả lời “Không tin”.

Trên phương diện tôn giáo, có thể nói rằng các nước theo đạo Thiên chúa phủ định tư tưởng này.

Một số tư tưởng trong dân gian

Người Nhật cho rằng trẻ em sinh ra, nếu có khiếm khuyết thì kiếp trước là Kannon Sama hay còn gọi là Quan Âm trong quan niệm Phật giáo Nhật Bản. Vì Quan Âm muốn trải qua khổ hạnh, cứu độ chúng sinh nên mới hoá thân vào những đứa trẻ khuyết tật.

Không biết đây là cách an ủi để người thân chúng suy nghĩ tích cực hơn hay truyền thuyết lưu lại từ xưa của người Nhật.

Thâm chí, cuốn sách “Hito wa umare kawareru – Con người có thể đầu thai” do Okado Masayuki, giáo sư của đại học Chuubu biên soạn đã được xuất bản. Cuốn sách là tập hợp 2600 sự kiên có thật về sự đầu thai. Trong đó ông có đưa ra các kết luận cho hiện tượng bí ẩn này.

  • Con người sẽ nhớ chuyện kiếp trước trong độ tuổi từ 2 tuổi 10 tháng cho đến năm 7 tuổi 4 tháng thì sẽ quên sạch.
  • Từ lúc chết cho đến lúc luân hồi chuyển kiếp là 4 năm 5 tháng
  • Khả năng đầu thai trong cùng một tôn giáo rất cao.
  • Số trường hợp các nhân vật trong quá khứ đầu thai đến kiếp này đã kiếm chứng được 72.9%
  • Bất kể năng lực tài chính hay địa vị xã hội của một người như thế nào, không có quy tắc chung cho sự đầu thai.

“Đấu thai” trong Anime

Sailormoon

Công chúa Serenity của Thiên niên kỷ Bạc tái sinh trong hình hài của cô bé trung học Usagi.
Nhóm chiến binh hộ vệ cũng đều được thức tỉnh dưới hình dáng bạn học của Usagi sau khi Mặc Trăng Bạc sụp đổ.

Inuyasha

Hai nhân vật tiền kiếp và hậu kiếp bất hủ của bộ truyện Inuyasha.

Ngay cả trong âm nhạc

Trong âm nhạc, nhất là những bản tình ca Nhật Bản, bạn có thể bắt gặp những ca từ như ”君にあうため何度も生まれ変わった” (Kimi ni au tame nan do mo umarekawatta – Để gặp lại em mà tôi đã đến kiếp sau biết bao nhiêu lần)
Dưới đây lf bài hát chủ đề của bộ Anime vang bóng một thời – Pokemon. Bài hát có tên Umarekawari no mura do ca sĩ  Rika Matsumoto trình bày.

Hãy cùng thưởng thức nhé!

Hay Orange của Hatsune Miku

Dưới đây Japo xin giới thiệu một số bài hát khác có “luân hồi chuyển kiếp” trong lời ca.

  1. Yasashii Uso (優しい嘘)
  2. My dear
  3. Boku ga iru basho (ぼくがいる場所)

Hầu hết những bài có đề cập đến Umare kawari đều chan chứa những tình cảm rất sâu sắc, đến nỗi vượt cả không gian, thời gian…

Người Nhật cho rằng trẻ em sinh ra, nếu có khiếm khuyết thì kiếp trước là Kannon Sama hay còn gọi là Quan Âm trong quan niệm Phật giáo Nhật Bản. Vì Quan Âm muốn trải qua khổ hạnh, cứu độ chúng sinh nên mới hoá thân vào những đứa trẻ khuyết tật.

Không biết đây là cách an ủi để người thân chúng suy nghĩ tích cực hơn hay truyền thuyết lưu lại từ xưa của người Nhật.

Kiếp sau có tồn tại hay không là tuỳ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Không ai có quyền phủ nhận hay phỉ báng những tư tưởng đó. Bởi đâu có ai chết rồi lại trở về báo hiệu.
Và cũng chẳng biết rằng bản thân sẽ đầu thai ở địa ngục hay thiên đường?

Nên trước hết, khi còn sống ở trần đời thì sống sao cho không thấy hổ thẹn, để khi chết đi được thanh thản là được rồi.

Chee

Có một thuyết Ngũ hành hoàn toàn khác trong triết lý Phật giáo Nhật Bản

Nỗi buồn của Phật giáo ở Nhật Bản

Linh hồn “Ma Da Chết Trôi” ám ảnh ngư dân Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: