Kho tàng chấm bi của người điên có đầu óc Yayoi Kusama
Yayoi Kusama là nghệ sĩ điêu khắc, họa sĩ và nhà văn avant garde của Nhật Bản, giải quốc gia thành tựu trọn đời năm 2006. Bà từng nhận được rất nhiều các giải thưởng, trong đó có Huy chương nghệ thuật và Văn học (Pháp, 2003), Huy chương mặt trời mọc (Nhật Bản, 2006), Giải nghệ thuật hoàng gia (Nhật Bản, 2006) và được vinh danh là nhà văn hóa (Nhật Bản, 2009). Các triển lãm cá nhân của bà được giới thiệu ở rất nhiều các bảo tàng uy tín trên thế giới như: bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở New York, bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Tokyo, trung tâm Goerges Pompidou (Paris) và Tate Modern (London)…
Tác phẩm “Tulips tại Shagri-la” của nghệ sĩ người Nhật Yayoi Kusama trưng bày tại Lile (Pháp) tháng 12. 2010. 78 tuổi, sống trong một nhà thương tâm thần tại Tokyo, bà vẫn là một nghệ sĩ “đình đám” của nghệ thuật đương đại.
Yayoi Kusama sinh năm 1929 tại Matsumoto, Nhật. Ngay từ khi còn nhỏ, Kusama đã biểu lộ những dầu hiệu của bệnh tâm thần – căn bệnh thống trị cả đời bà. Đến năm lên mười, Kusama bắt đầu thấy trước mắt lặp đi lặp lại hình ảnh những chấm, những lưới, những hoa, nở bung ra, đe doạ nuốt chửng bà. Và Kusama nhận ra, mỗi khi tái tạo lại những hình ảnh này, bà có thể kiểm soát thị giác. Những ảo giác này cho đến tận ngày hôm nay vẫn là nguồn cảm hứng cho Kusama trong sáng tạo.
Năm 1948, Kusama lên Kyoto theo học nghệ thuật trong vòng một năm rưỡi. Năm 1955, bà viết một bức thư cho nữ hoạ sĩ Georgia O’Keefe hỏi xin lời khuyên của đàn chị về “những bước đầu tiên trong con đường dài và gian khó của một hoạ sĩ.” O’Keefe đáp, “Khi tới được New York rồi, cô cứ cặp náp vài bức tranh và cho bất kỳ người nào cô nghĩ là có quan tâm xem.” Năm 1958, Kusama đến New Yorrk, chỉ có vài người bạn và nói được chút tiếng Anh. Bà làm chính xác điều O’Keefe đã dặn và được nhiều người chú ý tới tác phẩm. Môi trường nghệ thuật đầy đua tranh và sáng tạo của New York đã tóm được tham vọng của Kusama, đẩy tác phẩm của bà lên một mức trưởng thành mới. Trong vòng có 18 tháng, những tác phẩm của Kusama đã biến đổi một cách cùng cực, từ những hình vẽ trừu tượng tinh tế xinh xinh, thành những bức tranh đơn sắc to bằng cả bức tường, như bà đã trưng bày tại triển lãm đầu tiên tại New York vào 1959, ở gallery Brata, một không gian nghệ thuật sang trọng của thành phố này. Trong ảnh, Kusama với tác phẩm của mình.
Kusama nhanh chóng bước vào thế giới nghệ thuật. Bà ổn định cho mình một phong cách, một motif duy nhất: những chấm, những lưới lặp đi lặp lại không điểm dừng, dù là trên bề mặt nào: canvas, tường, hay người mẫu. Vì mọi tác phẩm của Kusama về căn bản là mang tính biểu hiện (cái mà bà thấy trong đầu), nên quá trình thực hiện tác phẩm đối với bà cũng quan trọng như sản phẩm cuối cùng. Donald Judd từng nhận xét, khi bạn xem một bức tranh của Kusama, bạn thấy kết quả công việc của Kusama, chứ không chỉ thấy một tác phẩm.
Kusama thường mượn các nhiếp ảnh gia chụp ảnh mình trong các tác phẩm. Bà có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: búp bê, mannequin, khoả thân, hoặc mặc áo quần lẫn trong những hoa văn chấm, lưới, cho thấy sự không thể tách rời giữa bà với các tác phẩm của bà, với không gian chấm và lưới đầy ảo giác của bà.
Người ta vẫn thắc mắc liệu Kusama có phải là một người điên thực sự không, khi mọi bước đi của bà đều rất chắc. Năm 1966, tại Venice Biennale, bà có một sắp đặt ngoài trời mang tên Khu vường Narciss. Trong tác phẩm, có một 1.500 quả bóng nhựa được tráng thuỷ, rắc rải rác trên thảm cỏ, phản chiếu lấp lánh. Nhưng Kusama định bán bóng cho người qua đường với giá 1.200 lire/quả. Việc làm thương mại hoá này đã bị hội đồng Biennale nhanh chóng chặn lại.
Rồi Kusam hết nặn tượng lại trình diễn, cùng các nghệ sĩ và diễn viên khoả thân, vẽ chấm lên người, trình diễn nơi công cộng. Lần nào cũng bị cảnh sát đến đuổi. Nhưng dù ngày càng hoạt động mạnh bạo hơn, ầm ĩ hơn, sự quan tâm của New York cho Kusama cũng bắt đầu phai lạt. Nếu trong năm 1967, số lượng các bài báo viết về Kusama nhiều hơn về Andy Warhol, thì từ năm 1966 đến 1989, bà đã chẳng có một triển lãm đơn nào tại New York.
Bà hiện sống trong một bệnh viện tâm thần của Tokyo, và vẫn tiếp tục sáng tác, dự các biennale. Studio của bà không xa bệnh viện là mấy. Bà vẫn thường nói, “Nếu không phải vì nghệ thuật thì tôi tự sát từ lâu rồi.”
Vào giữa những năm 70, Kusama về lại Tokyo, viết sách (đến nay đã được 13 cuốn). Vắng bà, nước Mỹ lại nhớ bà, các tác phẩm của Kusama lại được săn lùng sôi nổi. Năm 2008, một tác phẩm của bà đã bán được với giá 5.1 triệu USD – một kỷ lục trong giới nghệ sĩ nữ.
Tác phẩm “Chấm đỏ trên ma nơ canh”
Ám ảnh chấm
Vườn hoa
Theo soi.com.vn
Triễn lãm nghệ thuật đùi thiếu nữ. Chỉ có thể là Nhật Bản!
Nghệ thuật “trói dây” Nhật Bản – kết nối với tâm can thanh tịnh bằng sự chịu đựng thể xác