Khác biệt giữa thế hệ nữ sinh Nhật xưa và nay

Văn hoá nữ sinh(JK文化) là một trong những đặc trưng không thể thiếu làm nên hình ảnh đất nước Mặt trời mọc trong ấn tượng của bạn bè thế giới.

Thế nhưng, người Nhật cũng nói rằng thế hệ nữ sinh ngày nay đang lột xác quá lớn, cách xa thế hệ đàn chị xưa.

Vậy đâu là điều làm nên những khác biệt to lớn đó.

Chúng ta hãy cùng điểm qua các nội dung sau đây nhé!

1.Như thế nào là nữ sinh “đầu gấu”?

Độ dài váy nữ sinh Nhật luôn là vấn đề tranh cãi muôn thuở của một số nền giáo dục trên thế giới.

Thế nhưng bạn có biết, ngày xưa váy nữ sinh Nhật quá dài sẽ bị coi là không bình thường không?

Trong bài viết :Thế hệ đầu gấu Nhật thay đổi như thế nào trong suốt 5 thập niên qua” Japo đã giới thiệu đến bạn trang phục của đầu gấu Nhật thay đổi qua từng thời.

Trong đó cách ăn vận chỉ các đầu gấu nữ thập niên 80 mới mặc là kiểu váy xếp ly dài chấm mắt cá chân.

Trong khi hiện nay, váy dài chỉ khiến bạn bị xem là quê mùa thôi.

Nhắc đến đầu gấu hiện đại, phải nói đến các nữ sinh váy ngắn cũn cỡn, tóc nhuộm vàng hoe…

Thế nhưng, điều khó hiểu là dù cố tình mặc váy ngắn đến nỗi chỉ cần rướn lên một chút đã hở cả quần lót. Nhưng khi các nữ sinh này lên cầu thang, nếu có cậu trai nào đứng dưới ngước lên nhìn thì cầm chắc bị “bầm dập”.

Chẳng phải cố tình mặc vậy để mọi người nhìn thấy hay sao? Đến lúc người ta nhìn thì lại vờ nổi giận. Thật là…

2.Cách “nấu cháo điện thoại”

Thời xưa, khi mà mỗi nhà chỉ độc một chiếc điện thoại để bàn, việc gọi điện “tám thâu đêm” là hoàn toàn không thể.

Mới chỉ gọi được 10 phút mẹ đã than phiền rằng: “Lỡ có cuộc gọi khẩn cấp đến thì sao?”

Hoặc ” Lo mà ngủ sớm, mai đi học còn gặp nhau mà hai cái đứa kia”.

Nhất là lúc có bạn trai lại càng muốn có thời gian riêng tư trò chuyện thì lại nơm nớp lo sợ mẹ biết. Thế là phải kéo cả dây, cả điện thoại ra hành lang ngồi thủ thỉ.

Về điểm này thì các bạn 8x, 9x Việt Nam sẽ gật gù đồng cảm nhỉ!

Còn ngày nay, khi công nghệ phát triển như vũ bão, con người chẳng cần phải quá khó khăn để nói chuyện hay nhìn mặt nhau dù cách xa nửa vòng Trái Đất.

Và một trong số những công cụ phổ biến đó là Line. Vừa chẳng tốn cước gọi, lại còn có thể gọi nhóm và nhìn nhau thật gần. Vì thế mà LINE Video Call được các nữ sinh Nhật hết sức ưa chuông.

Trong chương trình  好きか嫌いか言う時間  (Suki ka Kirai ka Iu Jikan) ngày 4/9 vừa qua, đã có một phóng sự tìm hiểu về “cách nấu cháo điên thoại” của nữ sinh cấp 3 hiện nay.

Và bạn có biết số giờ gọi điện của các nữ sinh này khoảng bao lâu không?

12 tiếng đồng hồ !!!

Các bạn thắc mắc tại sao các nữ sinh này có thể nói chuyện liên tục không ngừng nghỉ trong 12 tiếng, mặc dù chúng thường xuyên gặp nhau ở trường?

Thật ra, chúng chẳng nói chuyện hết ngần ấy thời gian đâu. Bật Video Call lên, nói chuyện đôi ba câu rồi ai lại làm việc nấy, chỉ khác là luôn kề cạnh chiếc điện thoại.

Vừa làm bài tập vừa râm ran, ăn cơm xong lại kể hôm nay mình đã ăn gì…

Có nữ sinh tâm sự rằng lúc gọi điện cho bạn trai cũng vậy, hai người chẳng nói chuyện với nhau mấy, thế nhưng nghe được tiếng người bên kia thở, hay cười hay thậm chí chơi Game cũng cảm thấy tựa như hai người đang ở bên nhau.

Bên cạnh việc “nấu cháo” thời nay, bạn đừng quên cụm từ “Ochitsuuwa”(落ち通話)nghĩa là đang gọi điện thì ngủ quên (hoặc cố tình để vậy đi ngủ). Thế nên mới ra được con số 12 tiếng như trên đấy các bạn ạ.

Trailer chương tình phát sóng tối thứ 2 

Dùng chung điện thoại với cả nhà đôi lúc cảm thấy phiền phức nhưng lại khiến cả nhà gần gũi nhau hơn, thay vì mỗi người một cái Smartphone và “nép” vào một góc của mình.

Còn cả những cảm xúc như hồi hộp được gặp nhau sau bao ngày xa cách, có cảm giác như tất cả đã bị thời đại này quên lãng.

Dù sống trong sự hiện đại nhưng con người vẫn cảm thấy cô đơn thì phải?

3.Khi hẹn hò

Zenrin (ゼンリン) là phần mềm định vị vị trí phổ biến bậc nhất trong giới trẻ hiện nay.

Đầu tiên công cụ này sinh ra để phòng những trường hợp khẩn cấp hay nguy hiểm như bắt cóc, tai nạn…

Nhưng dần dà, nó được dùng phổ biến hơn trong cuộc sống hằng ngày của các nữ sinh nhưng lại có mục đích “kiểm soát”.

Bạn trai đi đâu? Có thường “lui đến” những nơi bất thường?

Hay muốn biết nhỏ bạn thân vì bệnh mà huỷ cuộc hẹn hay đang đi chơi với nhóm khác?

Chỉ cần công cụ dò tìm này, bạn sẽ biết tất cả.

Vậy mà ngày xưa, khi chẳng có điện thoại gì cả thì người ta vẫn tin tưởng nhau và đến nơi tập trung đúng giờ như đã hẹn.

Bảng tin nhắn thường được đặt cuối lớp học hoặc nhà ga ở Nhật để người ta nhắn nhủ với nhau khi cuộc hẹn có thay đổi.

Những phong thư, lời nhắn như vậy nghĩ lại cũng là những cảm xúc thật trong trẻo và dễ thương. 

Câu hỏi dành cho các bạn 8x, 9x đời đầu:” Các bạn có nhớ khi nào mình đã nhận được chiếc điện thoại bỏ túi đầu tiên không?

Nếu được quay lại thời cấp 3, bạn sẽ muốn làm lại điều gì?

Chee
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: