Sóng lừng ở Kanagawa- Bức tranh nổi tiếng nhưng đầy bí ẩn

Được bao bọc bởi bốn bề là mặt nước biển mênh mong, quần đảo Nhật nổi tiếng với những cơn sóng dữ dội ngang qua vùng đất. Một trong những cơn sóng đã được đưa vào nghệ thuật, trở thành biểu tượng của cả nước Nhật, được thế giới biết tới như một cơn sóng đầy thơ ca. Cơn sóng lừng tại vùng Kanagawa đã trở thành kiệt tác bất thủ khi qua bàn tay của nghệ sĩ Katsushika Hokusai.

Bức tranh phác hoạ người nghệ sĩ

( nguồn internet)

Hokusai là một nghệ sĩ tài hoa ở Nhật tại Edo (Tokyo ngày nay). Ông là bậc chuyên gia về hội hoạ Trung Hoa, cũng chính là tác giả của ” 36 cảnh núi Phú Sĩ”. Trong đó, có tác phẩm lừng danh cả nước Nhật và được xuất bản trên toàn thế giới là bức ” Sóng lừng ở Kanagawa”.

Bức tranh nổi tiếng ” Sóng lừng ở Kanagawa” ( nguồn internet)

 Sóng lừng là nỗi sợ hãi của những người đi biển bởi sự đột ngột và bất thình lình của cơn sóng. Mặt biển trong xanh, yên bình tưởng chừng như yên ả, đột nhiên dòng nước cuộn lại dựng lên cao hơn chục mét rồi ập xuống nhanh chóng, tóm mọi thứ xung quanh trong chớp mắt.

Mặt nước biển lại trở về thanh bình và yên ả ban đầu. Sóng lừng xuất hiện như con thuỷ quái trong truyền thuyết bất chợt đến rồi đi cuốn trôi mọi thứ.

Ngọn sóng là phần chủ đạo của bức tranh

( nguồn internet)

Thoạt nhìn, tác phẩm  Sóng lừng rất dễ bị  người xem lướt qua, bởi phần chủ đạo chính của bức tranh là cơn sóng đã quá nổi bật trong bức tranh. Để phân tích một bức tranh cổ không dừng lại bên ngoài của bức tranh. Những ai am hiểu tranh cổ Nhật Bản biết rằng, phần chính của bức tranh nằm ở những chi tiết ít được chú ý nhất.

Nét độc đáo của cơn sóng lừng Kanagawa là ở đầu ngọn sóng. các chuyên gia phân tích cho rằng, chúng như những móng vuốt tử thần đang ôm trọn lấy con thuyền nhỏ bé giữa biển khơi, hung dữ và cuộn cuồn như bản chất đáng sợ của sóng lừng.

Cơn sóng như bàn tay khổng lồ giữa biển khơi

( nguồn internet) 

Bức tranh thoạt nhìn đưa người xem vào sự yên ả của ngọn sóng xanh rì giữa biển khơi, phía xa là hình ảnh núi Phú Sĩ vững chãi giữa trung tâm bức tranh, đột ngột cơn sóng lừng dựng lên như muốn dìm ngọn núi xuống đáy biển. Chính sự chuyển động của cơn sóng và sự tĩnh lặng như không hề có chuyện gì của núi Phú sĩ  trong bức tranh đã trở thành yếu tố nghệ thuật độc đáo.

Những chiếc thuyền nhỏ bé kia vẫn mạnh mẽ  đối đầu với cơn sóng dữ như chính tinh thần không khuất phục và bản lĩnh kiên cường của người dân xứ này.

Nghệ thuật còn nằm ở bố cục của tranh

( nguồn internet)

Có chuyên gia nói rằng Hokusai đã đi trước các nghệ sĩ phương tây hàng ngàn năm. Bố cục độ cao của cơn sóng vừa như tự nhiên vừa như được sắp đặp để tạo nên  cân bằng với tỉ lệ của bức tranh.

Những bọt sóng biển đã được chuyển thành đàn chim trong những bức tranh về sau

( nguồn internet) 

Về sau, một số bức tranh mô phỏng lại cơn sóng lừng của Hokusai, tuy bức tranh có nét đẹp đặc sắc cũng như đã thay đổi về ý nghĩa và tinh thần của bức tranh. Tác phẩm của Hokusai vẫn là một tác phẩm huyền thoại của xứ sở phù tang, mang ý nghĩa tinh thần của loại tranh Nhật Bản xưa.

Midori

Bức tranh lạ lẫm của Nara: Đứa trẻ có đôi mắt ám ảnh

【Hot‼︎! Chỉ có trong 3 ngày】Sự kiện làm ; những sinh vật biển trong tranh vẽ bằng công nghệ hoạt hình

Cẩn trọng với truyện tranh/hoạt hình Manga  Anime – Vấn đề nhạy cảm – Hãy cư xử bằng cái đầu lạnh

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: