Quen nói “Itadakimasu” nhưng mấy ai biết được nguồn gốc thật sự của nó

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ 食事挨拶 (Shokuji Aisatsu) chưa?

Dịch thoáng ra có nghĩa là cách chào hỏi trong ăn uống.

Người Nhật là dân tộc rất xem trọng văn hoá chào hỏi, cũng như những người biết nói cảm ơn và xin lỗi.

Lần đầu tiên gặp người Nhật, nếu bạn không chào hỏi đúng cách hoặc bỏ qua “nghi thức” đó, bạn chắc chắn sẽ bị đánh giá rất gay gắt.

Aisatsu trong cuộc sống hằng ngày có các câu như chúng ta được học đó là : Ohayo gozaimasu, Konnichiwa, Konbanwa…

Tuy nhiên, bạn có biết trong bữa ăn, người Nhật cũng có văn hoá chào hỏi?

Đó là Itadakimasu (いただきます)

Và Gochisou-sama (御馳走様).

Được sử dụng để nói trước khi ăn và sau khi dùng bữa, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy hai từ này trong các bộ phim hay Anime Nhật.

Thế nhưng, lại ít ai biết nguồn gốc của chúng và cách sử dụng trong các văn cảnh khác ngoài bàn ăn.

Hãy cùng Japo tìm hiểu kỹ hơn nhé!

1.Lịch sử của “Itadakimasu”

Nhiều người Nhật nhầm tưởng cách nói “Itadakimasu” bắt nguồn từ thời Edo. Nhưng không, từ này chỉ phổ biến ở một số vùng nước Nhật từ sau thời Meiji (1913).  Đây là cách nói của quý tộc Nhật trước khi dùng bữa .

Khi TV và các bộ phim truyền hình gia đình bắt đầu phổ biến thì những cụm từ này mới ngày càng lan rộng, nhất là sau thế chiến thứ 2.

Đến thời Showa thứ 7, khi trường tiểu học ở Shimane đưa “Bữa trưa” vào chương trình giáo dục tiểu học thì bài đồng dao.

「箸とらば、天地御代の御恵み、親や師匠の恩を味へいただきます」

(Hãy cầm đũa lên, thưởng thức hương vị món quà của trời đất và công ơn cha mẹ, thầy cô).

Cũng được các em nhỏ hát trước bữa ăn.

Một số tựa sách cũng được xuất bản nhằm đưa “lời chào trước bữa ăn” này nhân rộng, đại diện đó là:

– Năm 1934 :

「御飯はいただきますで始め、ごちそうさまで終わりましょう」

(Nói “Itadakimasu trước rồi kết thúc bằng “Gochisousama”)

-「日本人はいつから「いただきます」するようになったのか」

(Người Nhật nói Itadakimasu từ bao giờ) Các bạn có thể tải về Kindle để đọc với giá 100 Yên 

Và đến nay, “Itadakimasu” đã trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật nữa đấy.

2. Ý nghĩa 

Về ý nghĩa, Itadakimasu mang 2 nét nghĩa chính:

– Cảm ơn những người đã làm ra bữa ăn:

Chú ý rằng người làm ra bữa ăn không chỉ là người vào bếp chế biến thức ăn. Mà còn cả những nông dân ngày ngày ra đồng, trồng trọt hay những ngư dân đánh cá giúp chúng ta có nguyên liệu nấu nướng.

– Cảm ơn Mẹ thiên nhiên đã cho lương thực :

Trong quan niệm của người Nhật, mỗi tạo vật trên Trái Đất đều là một sinh mệnh (Inochi). Không chỉ bò, heo, cá… mà còn cây cỏ, rau củ quả… Vì thế để tỏ lòng biết ơn những sinh mệnh ấy, ta phải nói “Itadakimasu”.

3.Cách dùng

Xét về mặt ngữ pháp, “Itadakimasu” đặt ở cuối câu để nói về bản thân mình một cách khiêm tốn. Trường hợp này sẽ dịch là “Tôi xin phép…”

Ví dụ:

自己紹介させていただきます。

(Jikoshoukai sasete itadakimasu)

Tôi xin phép giới thiệu về bản thân

Ngoài ra, Itadaku còn là thể khiêm nhường ngữ của 3 động từ :

食べる(Taberu – ăn)

飲む (Nomu-uống)

もらう(Morau -nhận)

Hiện nay, trên tất cả các trường tiểu học Nhật Bản hầu hết đều tổ chức Bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng cho các em. Thế nhưng, bên cạnh việc giúp các em phát triển thể lực mà Bữa ăn đặc biệt này còn hướng đến giáo dục nhân cách cho các mầm non tương lai.

Dạy cho các em biết cảm tạ thiên nhiên, trời đất và đấng sinh thành bằng câu nói “Itadakimasu” đồng thanh trước bữa ăn là một trong những bài học quan trọng của Bữa trưa.

4.Nói thêm về Gochisou-sama 

Khác với Itadakimasu, về cấu tạo các chữ, Gochiso-sama (御馳走様) có nhiều Kanji hơn. Vì thế để dễ dàng tìm hiểu ý nghĩa của từ này, chúng ta sẽ phân tích Kanji tạo thành nó.

Go 御: Cách nói trang trọng, thêm vào trước danh từ để tăng tính lịch sự.

Chisou 馳走: Nghĩa là chay loanh quanh. Để nấu được bữa cơm, đòi hỏi người đầu bếp phải tất bật ngược xuôi thì mới cho ra được thành phẩm.

Sama 様: Chỉ quý ngài, quý cô… Để nâng cao sự tôn kính đối với người nấu.

Từ đó mà ta có Gochisou-sama hay Gochisou-sama deshita. Mang ý nghĩa cảm ơn người nấu đã vất vả chuẩn bị bữa cơm cho mình.

Có một lưu ý nhỏ là khi nói “Itadakimasu”, các bạn nhớ để ngang đũa kẹp ở ngón cái (hoặc không cầm đũa) và chắp tay lại rỗi hẵng hô nhé.

Còn khi nói “Gochisou-sama thì xếp đũa ngay ngắn trên bàn rồi chắp tay và nói.

 

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn cách dùng, cũng như nguồn gốc của hai lời chào trước và sau bữa ăn của người Nhật chưa?

Nhập gia tuỳ tục, đến nhà người Nhật chơi, các bạn đừng quên tuân thủ quy tắc chào hỏi trên bàn ăn đơn giản nhưng vô cùng quan trọng này nhé!

Chee 

Khác biệt trong cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ

Trẻ em Nhật không thể đi đại tiện ở trường học

Bữa cơm trường học

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: