“Công thức” tạo nên nhân tài – Chỉ có ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao trẻ em Nhật Bản lại ngoan ngoãn và giỏi giang? Không chỉ là vấn đề năng khiếu, cách giáo dục cũng góp phần đem lại cho quốc gia này rất nhiều nhân tài.

Thể chất là ưu tiên hàng đầu với quốc gia Nhật Bản, những đứa trẻ tại Nhật được huấn luyện để trở nên mạnh mẽ và có sức bền cao, đặc biệt vào mùa đông.

Nhật Bản là đất nước thường xuyên phải đối diện với thiên tai. Vì vậy đòi hỏi bản thân mỗi người phải có sức khoẻ tốt và tinh thần thép để phản ứng với các thay đổi bất thường của thiên nhiên.

Việc rèn luyện sức khoẻ được ưu tiên ngay từ bậc tiểu học. Các bé phải tập các kỹ năng phòng chống động đất, hoả hoạn hay các thiên tai khác để tự cứu lấy mình khi không có người lớn bên cạnh.

Việc tập huấn các bé vô cùng nghiêm ngặt, đến khi có thể nhuần nhuyễn. Tùy vào mỗi trường mà sẽ có phương pháp đào tạo khác nhau.

Một ngôi trường ở Nhật đã đào tạo học sinh của trường theo 4 nguyên lý, từ đó hình thành ở các bé các đặc điểm tính cách chung. Việc này giúp định hướng phát triển nhân cách cho các em nhỏ.

Thứ 1: Nhà trường mong muốn các bé có tính cạnh tranh lẫn nhau, đặc biệt với những em cùng lứa tuổi.

Tại ngôi trường này, có những bé đã bật khóc hay giận dữ khi không làm được công việc được yêu cầu khi chỉ mới 3 hoặc 4 tuổi.  Chính môi trường đào tạo các em tâm lý sợ thất bại, từ đó hình thành quyết tâm vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để làm được như vậy cần những giáo viên tận tụy và tinh thần hợp tác từ phía gia đình các bé.

Hình thức thực hiện rất đa dạng, ví dụ tổ chức các cuộc thi (chạy đua đến trường,…) để các em có thể thi thố cùng nhau. Bên cạnh đó, trường cũng cho các bé luyện tập các bài tập thể chất theo mức khó tăng dần để tăng sự quyết tâm ở các em.

Thứ 2: Tạo hình mẫu lý tưởng để cho các bé còn lại bắt chước

Đối với một bài học, sẽ có những bé lanh hơn các bạn còn lại. Khi đó giáo viên sẽ yêu cầu những bé này lên làm mẫu để các bạn khác học theo. Cách này không những khuyến khích tuyên dương tăng hào hứng cho cá nhân xuất sắc, đồng thời cũng tạo được động lực đối với những bé khác.

Thứ 3: Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng có bệnh chung đó là “ngại khó”.  Nắm được tâm lý này, nhà trường đã cho các em luyện tập theo mức khó tăng dần với cách sắp xếp các mức độ rất hợp lý.

Đối với bé 3 tuổi, việc học viết chữ rất khó khăn. Tuy nhiên, mỗi ngày luyện tập từng chút một, các em sẽ quen dần với khó khăn.

Thứ 4: Kiểm tra khả năng các bé qua việc đọc sách

Nhà trường sẽ yêu cầu các bé ghi chép lại những điều mà các em đã đọc được trong sách. Ban đầu là những cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu sau nâng dần mức độ khó. Việc ghi chép sẽ giúp các em nhỏ hiểu được các vấn đề trong sách một cách từ từ, tập cho các em khả năng phân tích. Với phương pháp này, các em ở trình độ mẫu giáo cũng có thể hiểu sách giành cho trẻ lớp một.

Có lẽ chính vì thế mà người Nhật “cuồng” đọc sách chăng?

Mời các bạn theo dõi đoạn Clip sau để hiểu thêm về sự “phi thường” của các em nhỏ Nhật Bản.

 

 

( Theo OOmotivation)

Midori ( theo OOmotivation)

Nhật Bản  Nền giáo dục âm nhạc hướng mỗi học sinh trở thành nghệ sĩ thực thụ

Chương trình tiểu học Nhật có gì đặc biệt?

Người Nhật có ấn tượng khi người nước ngoài nói giỏi tiếng Nhật?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: