‘Bất ngờ’ cách người Nhật nhớ tên tỉnh thành giống hệt chúng ta
Đâu phải cứ nhắc đến Nhật là chỉ nghĩ đến Tokyo hay Osaka, còn rất nhiều địa danh khác ghi dấu ấn trong lòng khách thập phương dù chỉ mới thoáng nghe thấy tên gọi. Vậy đâu là cách mà mỗi vùng Nhật Bản lại có thể tạo được ấn tượng riêng mạnh mẽ với du khách đến vậy?
Tất cả sẽ được bật mí trong 3 phương pháp dưới đây.
1.Linh vật
Yuru Kyara là từ chỉ các linh vật đại diện cho một tập thể, tổ chức. Ở Nhật, mỗi tỉnh thành đều có linh vật biểu trưng. Và biểu tượng này đi theo xuyên suốt tất cả các áp phích, băng rôn hay các sự kiện lớn nhỏ trong tỉnh.
Ngay cả mỗi thành phố cũng có Yuru kyara riêng cho mình.
Những linh vật thành phố có khuôn mặt giống nhau bất ngờ.
Trông thật dễ thương phải không nào?
Hằng năm, cuộc thi bình chọn linh vật được yêu thích nhất cũng được tổ chức với sự tham gia của 47 “thí sinh” ứng với 47 tỉnh thành.
Những linh vật hết sức nổi tiếng và quen thuộc như Kumamon (tỉnh Kumamoto) hay Funassyi (thành phố Funabashi, tỉnh Chiba) cũng góp phần giúp du lịch thành phố nơi đó phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khi du lịch Nhật, các bạn đừng quên đến chụp hình chung với những biểu tượng dễ thương này và mua vài móc khoá hình các chú ấy về. Để người ta còn biết mình vừa đến thành phố nào chứ!
Giống như chú xương rồng thành phố Kasugai cũng có rất nhiều quà lưu niệm hay ho này.
2.Đặc sản
Một trong những yếu tố tạo nên đặc trưng vùng miền không thể thiếu của mỗi nơi, đó chính là đặc sản.
Đặc sản ở đây có thể là phong cảnh, hoa quả, thịt cá hoặc một sản phẩm chế biến nào đó mà không đâu có được.
Giống như nhắc đến đảo Lý Sơn là nghĩ ngay đến tỏi, Đảo Phú Quốc là nước mắm, người Nhật cũng thường nhớ đến một địa danh nhờ đặc sản của vùng đó.
Ví dụ:
Nhắc đến Táo là không đâu qua bằng tỉnh Aomori.
Chỉ Hiroshima mới có bánh xèo Okonomiyaki độc kiểu miền tây Honshuu.
Tỉnh Chiba có Công viên giải trí Disney Resort.
Tỉnh Fukui nổi tiếng với mắt kính gia công và đắt đỏ.
Thành phố Beppu được mệnh danh là thành phố Onsen vì số lượng Onsen hầu như bao phủ cả thành phố và lớn nhất cả nước.
Chưa từng đến một vùng nào đó nhưng chỉ cần nghe tên gọi thì bạn có thể hình dung sơ lược một chút về nơi ấy nhờ đặc sản.
Để biết cụ thể đặc sản từng vùng, bạn nào có hứng thú hãy vào đây xem nhé!
3.Quà lưu niệm
Nhật Bản, đất nước 4 mùa tươi đẹp, phong cảnh hữu tình, bên cạnh đó là nền dịch vụ “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” ân cần, chu đáo nhất thế giới. Đây là hai điều làm nên sức hút không thể cưỡng lại đối với du khách gần xa.
Ngoài ra, còn một lý do khiến du khách “mê mệt” Nhật Bản nữa đó chính là quà lưu niệm.
Cùng việc sử dụng những linh vật phía trên và đặc sản không đâu có được ấy, người Nhật sáng tạo ra rất nhiều kiểu quà lưu niệm dễ thương và bắt mắt.
Một số loại dễ bắt gặp đó là:
Móc khoá:
Hình linh vật, hay hình toà thành, hay một đặc trưng nhỏ được mọi người chú ý…luôn được tận dụng tối đa.
Bùa hộ mệnh
Magnet
Bưu thiếp
Trên đây là những phương pháp Nhật Bản dùng để “níu chân” du khách không chỉ năm châu mà còn cả trong nước. Đi một lần là sẽ muốn quay lại, đó luôn là tiêu chí của nghành du lịch không riêng gì Nhật Bản.
Thiết nghĩ, Việt Nam cũng nên học hỏi cách tạo đặc trưng phong phú cho từng vùng chứ không nên dừng ở việc xây khu du lịch, trung tâm giải trí. Bởi đi du lịch về, ai cũng muốn mang về chút gì đó gọi là, để khi lật lại có thể nhớ thương nơi ấy. Những tấm bưu thiếp hay Magnet nam châm tưởng đơn giản và rẻ tiền nhưng lại rất có ích đấy.
Cuối cùng, Japo gửi đến bạn Video Rap 47 tỉnh thành rất thú vị. Cùng mở bản đồ Nhật ra và học theo nào!
Chee
Du lịch Nhật, đừng quên “xách tay” 6 món đồ công nghệ này về
Những”cơn ác mộng”khi du lịch Nhật Bản bạn nên biết
Hướng dẫn xin visa du lịch “bụi” Nhật Bản