Vén màn cuộc sống “nghiệt ngã” tại khu trú ẩn sau thảm hoạ Nhật Bản

Nếu miền Trung Việt Nam cứ độ tháng 9 là xảy ra mưa lũ triền miên cuốn trôi nhà cửa và gây nhiều thiệt hại cho đời sống nhân dân, thì động đất ở Nhật cũng khắc nghiệt như vậy.

Hầu như ngày nào ở Nhật cũng xảy ra động đất, có khi chỉ là những rung động nhẹ đến nỗi con người chẳng cảm nhận được, nhưng lại có những chấn động mạnh đến mức gây ra sóng thần và quét sạch mọi thứ nó đi qua.

Trước những tình huống như vậy, trẻ em Nhật đều được dạy dỗ và tập huấn kỹ càng. Thế nên bạn có thể sẽ bất ngờ trước sự bình tĩnh của người Nhật khi đối mặt với thiên tai đấy.
Nghe tiếng còi hú từ điện thoại hay TV, họ sẽ nhanh chóng ẩn nấp và khi có tín hiệu chạy đi lánh nạn, tất cả sẽ mang theo một chiếc ba lô và chạy đến nơi trú ấn.

Khi sống ở Nhật, bạn tuyệt đối không được quên ký hiệu này. Nếu có báo động hãy chạy ngay đến những nơi trú ấn theo hướng dẫn.

Vậy bạn có bao giờ tò mò về cuộc sống thật sự của người Nhật khi phải sống trong những nơi lánh nạn tạm bợ không?

Hãy cùng Japo tìm hiểu về điều đó qua góc nhìn về một xã hội Nhật thu nhỏ khi cận kề sinh tử nhé!

1. Nữ giới

Nơi lánh nạn ở Nhật thường được đặt ở các trường học vì thiết kế rất đặc thù của nơi này như:

Nằm ở mô đất cao và có không gian rộng.

Nếu có thiết bị sẵn sàng, đội cứu trợ sẽ dựng được những vách ngăn riêng biệt như hình sau:

Thế nhưng, nếu chẳng có lều trại hay thiết bị gì cả thì sao?

Chỉ đơn thuần trải nệm Futon ra sàn sân thể thao như vậy và sinh hoạt theo gia đình thôi.

So với khu lánh nạn có sẵn thiết bị chia khu vực như trên thì dạng dưới này lại vô cùng bất tiện, nhất là với nữ giới.

Làm thế nào để thay quần áo trong khi xung quanh mình có bao nhiêu người lạ?

Nếu là bà mẹ cho con bú thì càng thấy ngại.

Nhà vệ sinh sao? Biết bao nhiêu người cần sử dụng, vì vậy một người sợ làm phiền người khác như người Nhật sẽ ngại khiến người khác đợi chỉ để mình thay quần áo.

Cứ như vậy, cuộc sống ở khu lánh nạn đã khó khăn nhưng lại càng gian truân gấp bội đối với một phụ nữ.

2. Vật nuôi

Điểm bất tiện thứ hai đó là quy tắc không được đưa thú cưng vào bên trong khu trú ẩn. Vì trong đám đông người ấy, có thể có người mắc bệnh dị ứng, chưa kể không gian sống đã không hề rộng rãi gì, nếu có thêm động vật sẽ có nhiều nguy cơ khó tránh khỏi.

Vì vậy dù rất yêu thương nhưng nhiều người đành phải đưa thú cưng về một khu riêng biệt và mỗi ngày đến thăm chúng cũng như cho ăn.

Chưa kể, chưa biết tình hình thiên tai sẽ kéo dài bao lâu. Vì thế dự trữ lương thực là điều vô cùng cần thiết, lúc này thức ăn cho thú nuôi cũng là điều đáng lo ngại.

3.Mì tôm

Điều bất tiện thứ 3 liên quan đến mì gói. Trong những món”cứu đói” khẩn cấp lúc này, phổ biến nhất vẫn là mì gói.

Thế nhưng, khi ăn xong nước mì gói là điều đáng quan ngại vì rất khó xử lý. Hầu hết chúng ta đều chẳng thế húp hết nước mì và sẽ để thừa lại một ít cặn sau khi ăn.

Vậy những người dân lánh nạn sẽ làm gì với số nước mì đó. Chẳng thể đổ vào nhà vệ sinh hay đổ tập trung vào một chỗ, sẽ rất dễ ứ đọng và gây mùi.

Liệu có thể cho thú cưng ăn phần còn lại? Bạn nghĩ người Nhật sẽ nỡ làm thế?

4.Bệnh truyền nhiễm

Vì tập trung dài ngày và đông đúc cùng một chỗ, rất nhiều căn bệnh sẽ phát sinh vì không phải ai cũng là trai khoẻ mạnh. Chỉ cần một trường hợp cảm cúm thì có thế lây lan cho tất cả mọi người ở đó.

Thế nên, sống ở nơi tị nạn, hy sinh vì lợi ích và nghĩ cho cộng đồng là điều vô cùng quan trọng. Hễ có triệu chứng là phải ngay lập tức báo cáo cho đội cứu trợ để kịp thời xử lý. Có thể bị cách ly, một mình vượt qua nhưng vẫn phải chịu đựng.

5. Sinh hoạt cá nhân

Sự hạn chế số lượng nhà vệ sinh ở trường học ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, giặt giũ của người Nhật. Thế nhưng, lánh nạn là vậy. Thậm chí bạn phải chịu “dơ” trong vài ngày.

Ngoài những bất tiện trên đây, còn rất nhiều ảnh hưởng khác như tâm lý, vệ sinh… Thế nhưng bên cạnh đó, vượt qua những thảm hoạ như thế này, ta mới thấy được những chân dung thật đẹp vẫn còn trong xã hội khắc nghiệt.

Cô bé vẫn lặng lẽ học bài giữa quang cảnh lánh nạn đầy ngột ngạt và bất an

Đội cứu trợ đang bàn bạc và phân chia công việc, hỗ trợ người lánh nạn 

Chuỗi cửa hàng cơm bò Yoshinoya đến khu lánh nạn để phát cơm cho người dân 

Các em học sinh hỗ trọ người lớn dựng tường ngăn từng khu riêng biệt 

Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết đến hình ảnh người Nhật qua những hình ảnh xếp hàng trật tự, hay điềm tĩnh trước thiên tai mà còn chưa hiểu hết những mặt khó khăn mà từng ngày họ phải trải qua trong khu tị nạn.

Nhưng có một điều ta không thể phủ nhận, đó là người Nhật đã được rèn luyện tinh thần thép khi đối mặt với tử thần.

Chee

Đại thảm họa động đất 100 năm trước sẽ lặp lại ở Tokyo?

Câu chuyện của cô bé diệu kỳ trong bức hình kinh điển về thảm họa động đất sóng thần Nhật Bản

Lý giải bí ẩn Đền, Chùa ở Nhật vẫn sừng sững sau động đất. Do thần linh hay do con người?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: