“Sốc” với nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau đôi đũa dùng một lần bất cứ người Nhật nào cũng “xài”

Ai đã từng một lần xem phim Nhật đều sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc: nam sinh dùng miệng tách đôi đũa rồi ăn mì ngấu nghiến, hay nữ sinh hứng chí tách đũa rồi vui vẻ hô “Itadakimasu”.

Đũa tách đôi hay còn gọi là Waribashi là một trong những nét văn hoá ẩm thực bình dân rất đặc trưng của Nhật Bản bên cạnh những đôi đũa gỗ trạm trỗ kỳ công có giá lên đến cả triệu đồng.

Và dưới đây là 4 sự thật bạn nên biết về Waribashi trước khi trả lời “Vâng, có ạ” khi được nhân viên cửa hàng tiện lợi hỏi có lấy đũa tách đôi không?

Hầu hết đũa Waribashi được nhập khẩu 

Đến bất kỳ đâu trên đất nước Nhật, từ quán ăn, cửa hàng tiện lợi, thậm chí nhà người Nhật, bạn đều có thể bắt gặp loại đũa này.

Với số lượng trung bình 2,500,000 đôi đũa được sử dụng rồi vứt đi hàng năm, ước tính cứ 1 người Nhật “xài” đến 200 đôi, bạn mới thấy được mức độ phổ biến “khủng khiếp” của Waribashi trong đời sống người Nhật.

Trên thực tế trong số hàng triệu đôi đũa gỗ đó có đến 97% số lượng nhập từ “đại gia” châu Á -Trung Quốc.

Đũa tách đôi có thật sự an toàn

So với các loại đũa tái sử dụng ở các quán ăn thì nhắc đến đũa Waribashi, người ta lại có cái nhìn thân thiện hơn bởi suy nghĩ chỉ mình mới là người duy nhất sử dụng thì chắc chắn an toàn và tin cậy 100%. Thế nhưng bạn có biết, những đôi đũa nhập khẩu từ Trung Quốc lại chứa một hàm lượng chất tẩy trắng lớn cùng với các loại hoá chất khác như: chất chống ẩm mốc, chất khử trùng…

Tuy nhiên, với một đất nước luôn đặt sức khoẻ con người lên hàng đầu thì việc kiểm duyệt gắt gao trước khi lưu thông trên thị trường là điều rất được chú trọng. Vì thế các bạn đang sống ở Nhật hoặc “mê” phim Nhật từ những cảnh đời thường này đừng vội thất vọng và hoang mang nhé! Thế nhưng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cách tốt nhất để tránh những hiểm hoạ này là giảm thiếu tối đa thói quen sử dụng đũa tách đôi.

Và Nhật Bản cũng đang trên đà thay đổi thói quen xa xỉ đó bằng những “chiến dịch” rất thiết thực.

Chiến dịch nói “không” với đũa Waribashi 

Từ năm 2006, Trung Quốc bất ngờ thay đổi “thái độ” khi đánh thuế xuất khẩu thêm 10% với mặt hàng này. Nguyên nhân là do nước này đang thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường mới đặt ra. Về phía Nhật Bản, trong bối cảnh khi Waribashi đã quá phổ biến thì việc ngưng nhập khẩu đũa sẽ là một vấn đề lớn cho nền công nghiệp thực phẩm nước này.

Vì thế, một mặt Nhật Bản vẫn nhập khẩu đũa từ Trung Quốc, mặt khác khuyến khích người dân mang đũa cá nhân「マイ箸 (My Chopstick)」theo khi đi ăn ở nhà hàng. Nghe thì có vẻ phi lý và kỳ lạ, nhưng nếu đã đọc qua những tác hại tiềm ẩn nêu trên, cũng như ảnh hưởng của sự tiêu thụ tràn lan đũa Waribashi đến môi trường thì chắc hẳn bạn sẽ cân nhắc lại.

Đồng thời, các chuỗi nhà hàng nổi tiếng như Matsuya, Yoshinoya cũng “chạy đua” theo phong trào này với việc thay đổi tất cả đũa dùng một lần thành loại đũa bình thường có thể tái sử dụng. Thế nhưng, một bộ phận người dân ra sức phản đối chiến dịch này vì cho rằng không vệ sinh và sẽ tốn thêm nước và dung dịch rửa để làm sạch một số lượng lớn đũa.

Một số lỗi thường gặp khi dùng đũa ở Nhật:

Dưới đây là một số quy tắc nên tránh khi dùng đũa tách đôi nói riêng và đũa thông dụng khác nói chung khi đến Nhật:

・「ねぶり箸 (Neburi bashi)」 Cho đũa vào miệng rồi mút hoặc liếm đũa.
・「振り上げ箸 (Furiage bashi」Cầm nguyên đũa trên tay, vừa huơ tay trò chuyện.
・「持ち箸 (Mochi bashi)」Dùng tay cầm đũa để bưng bát đĩa.
・「刺し箸(Sashi bashi)」Găm đũa vào thức ăn rồi ăn.
・「迷い箸(Mayoibashi)」 Vì băn khoăn không biết chọn món nào mà huơ đũa lung tung.
・「寄せ箸(Yosebashi)」 Móc đũa vào chén hay đĩa trước mặt rồi kéo lê đi.
・「ちぎり箸(Chigiri bashi)」 Dùng đũa như dao và nĩa mà ăn.
・「もぎ箸 (Mogi bashi)」 Dùng miệng lấy hạt cơm dính trên đũa.
・「探り箸 (Sagari bashi)」 Lấy đũa “bới” dĩa thức ăn lên để chọn đồ mình thích.

Ngoài ra có một lưu ý nhỏ, đó là:

Cách tách đũa

Tách đũa theo chiều ngang như hình mới là cách tách đúng

Sau khi ăn xong

Đừng để đũa ngay trên bàn ăn mà hãy cho vào giấy đựng đũa đã để sẵn như lúc ban đầu. Thế nhưng nếu để nguyên lại trạng thái ban đầu thì người dọn dẹp sẽ tưởng nó vẫn chưa được sử dụng. Vì vậy, quy tắc đúng đó là phải gấp 1/3 mảnh giấy lại rồi mới cho đũa vào.

Cách gấp được thể hiện như hình sau:

Gấp giấy 1/3 rồi hãy cho đũa vào

Rõ ràng, Waribashi đang là “bài toán đau đầu” cho cả nước Nhật khi tình trạng hao hụt tài nguyên đi ngược lại với tinh thần Mottainai – chống lãng phí của người dân xứ này. Chưa kể đến những tác hại tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Vậy, phải chăng Nhật Bản nên xem xét việc đưa cái bóng được cho là đại diện của văn hoá ẩm thực dân tộc này lùi dần về phía sau bằng một số chế tài mạnh mẽ?

Bàn luận thì dễ nhưng để thực hiện e rằng còn phải mất thời gian dài. Cho đến lúc đó, hãy hồi hộp đợi xem những chiến dịch chống lãng phí hiệu quả tiếp theo xoay quanh đề tài muôn thuở này nhé!

Chee 

Cơn sốt Idol thú nuôi trên mạng xã hội sẽ đưa bài toán dân số già của Nhật đi về đâu?

Câu chuyện về những cuộn Ehomaki bị “thất sủng” và bài học lãng phí

Ở Nhật khi đến quán ăn, bạn nên mang theo một đôi đũa! Lý do gì vậy?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: