Kyoto và ký ức đen tối về những cuộc thanh trừng của “Bách quỷ dạ hành”
Người Nhật dường như rất có hứng thú với những câu chuyện ma quỷ thần thoại. Nhìn vào kho tàng truyện ma của họ mới thấy rõ điều đó. Có tất cả hơn 200 loại ma quỷ tồn tại trong tranh vẽ, truyện cổ truyền lại từ nghìn đời trước.
“Hyakkiyakou hay Hakkiyagyou” hay còn gọi là “Bách quỷ dạ hành” là một trong số những thần thoại về ma quỷ xuất hiện phổ biến trong tranh Ukiyoe. Đây là đội quân yêu quái mang theo nỗi khiếp sợ kinh hoàng. Chỉ nghe đến tên bách quỷ chắc các bạn có thể hình dung được, hình ảnh hàng trăm loại ma quỷ đi diễu hành và ăn bất cứ ai xuất hiện trước mặt chúng, ngay cả gia đình của họ.
Ảnh: pinterest.jp
Tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định. Trong cuốn Shougaisho (拾芥抄) có viết, vào những ngày dưới đây của mỗi tháng , phố phường sẽ tuyệt nhiên im bặt vào ban đêm.
Tháng 1・2 – Ngày Nenohi (子日)
Tháng 3・4 – Ngày Gyunohi (午日)
Tháng 5・6 – Ngày Minohi (巳日)
Tháng 7・8 – Ngày Inunohi (戌日)
Tháng 9・10 – Ngày Hitsujinohi (未日)
Tháng 11・12 – Ngày Tatsunohi (辰日)
Tại sao chúng lại xuất hiện vào ngày đó thì chẳng có sử sách nào ghi chép lại. Tuy nhiên, nếu vô tình bắt gặp, không những người chứng kiến bị nguyền rủa đến chết mà cả gia tộc đều không tránh khỏi tai ương.
Vì vậy, cả gia đình, từ lớn đến bé đều bảo nhau không được ra đường vào những đêm đó.
Tuy nhiên, lỡ may có người gặp phải chúng thì sao? Lúc đó, chỉ có một câu (giống như thần chú) mới cứu được họ, đó là:
「カタシハヤ・エカセニクリニ・タメルサケ・テエヒ・アシエヒ、ワレシコニケリ」
(Katahaya – Ekasenikurini – tamerusake – teebi – ashiihi – wareshiyunikeri )
Có rất nhiều loại yêu quái được vẽ trong tranh về Bách quỷ dạ hành, nhưng tất cả đều có sự khác biệt.
Điển hình như:
Thời Muromachi: 土佐光信(Tosamitsunobu) đã vẽ nên bức 「百鬼夜行絵巻」 nay còn sót lại ở Kyoto. Bức tranh xuất hiện hai con quỷ xanh đỏ, quỷ rắn Saji, quỷ miệng cá sấu Waniguchi, quỷ Biwa, quỷ Koto…
Quỷ Biwa và quỷ Koto
Ảnh:nichibun.ac.jp
Ảnh: kotobank.jp
Theo tranh 「画図百鬼夜行」 của 鳥山石燕 (Toriyama sekien) lại có các loại ma quỷ khác như Tengu, mèo, Kappa, người tuyết, Nurahyon, quỷ cổ dài, Tenome (quỷ có mắt ở tay).
Quỷ cổ dài
Bách quỷ dạ hành theo một truyền thuyết khác
Ảnh: nagisa-minami.at.webry.info
Theo người xưa kể lại, thời Heian, Kyoto là nơi hoành hành của rất nhiều ma quỷ chứ không riêng gì bách quỷ dạ hành.
Có một giá thuyết cho rằng, thời đó, nạn dịch hạch và nghèo đói khiến người chết la liệt. Người ta không đem chôn mà vứt xác trên núi, gây nên nhiều cảnh tượng thương tâm.
Trong nội thành, các ngôi nhà xây dựng dở dang cũng bỏ ngang vì nạn đói dữ dội. Vào những đêm không trăng, chẳng có ai đi lại trên đường. Làm người ta ớn lạnh, tưởng tượng ra cảnh hàng trăm con quỷ đang diễu hành qua phố kiếm con mồi, một số tiến về núi…từ đó mới sinh ra câu chuyện Bách quỷ dạ hành.
Giờ đây, ở Kyoto vẫn còn lưu lại truyền thuyết ấy và thường xuyên tổ chức các lễ hội tái hiện ở nơi mà Trăm con quỷ đi qua, nay là con đường thương mại trong khu phố gọi là Shoutengai (商店街)
Ngoài ra, những nhân vật xuất hiện trong tranh của Toriyama có phần gần gũi với Manga Nurarihyon no Mago đang được xuất bản ở Việt Nam đấy.
Ảnh: zhidao.baidu.com
Các bạn có thể tìm đọc để hiểu hơn về truyền thuyết Bách quỷ dạ hành của Nhật.
Còn tin hay không thì còn tuỳ ở bạn.
Chee
Truyền thuyết về loài yêu quái Kappa ở Nhật
Tâm sự của một ác linh: “Lẽ ra tôi mới là người được hưởng tình yêu ấy”