Bùng nổ tranh cãi :”Phải chăng người Nhật đang dần trở nên ngu ngốc?”

Dạo gần đây, mỗi khi có dịp nói chuyện với các chú bác người Nhật ( thời Taisho trở về trước), tôi lại được dịp nghe than thở về người dân nước họ ngày nay. Và câu nói luôn được họ nhắc đi nhắc lại đó là:

「今の日本はダメになった」

(Nhật Bản bây giờ ngu muội lắm)

 「日本人はバカになった」

(Người Nhật trở nên ngu ngốc rồi)

「今の若者はバカだ」

(Giới trẻ bây giờ “hết thuốc chữa” rồi) …

Ban đầu tôi chỉ nghĩ họ khiêm tốn, chứ người Nhật mà ngu ngốc thì làm sao sở hữu nền công nghệ khoa học tiên tiến nhất nhì thế giới được. Tuy nhiên, càng gặp nhiều người, thậm chí người trẻ tuổi, tôi càng nghe họ “ca cẩm” những điều giống như thế.

Thậm chí có nhiều cuốn sách nói về tương lai cũng như xã hội Nhật hiện tại như cuốn “Người Nhật trở nên ngu ngốc rồi sao?” dưới đây.

Cuốn sách ” Baka ni natta ka, Nihonjin ” (Người Nhật trở nên ngu ngốc rồi sao?)

của nhà văn Osamu Hashimoto 

Ảnh: www.amazon.co.jp

Vậy lý do từ đâu ra? Tại sao người Nhật lại nói về chính họ và về đất nước mình như thế?

Sau đây tôi sẽ liệt kê một số minh chứng cho thấy sự biến đổi không ngờ trong xã hội Nhật ngày nay. Có vẻ như nó đang dần trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ đấy.

Nhiều người Nhật không thể đọc hay viết Kanji 

Tokyo đang trên thềm hướng đến Olympic 2020. Đây là cơ hội rất lớn để ngành dịch vụ du lịch Nhật Bản phát triển tối đa. Và một trong những chính sách giúp cho người nước ngoài đến Nhật thuận tiện hơn đó là nhiều bảng hiệu hay bảng hướng dẫn đều có kèm tiếng Anh. Đây quả thật là một bước tiến lớn cho một đất nước sử dụng Hán tự như xứ sở Mặt trời.

Thế nhưng, bất ngờ hơn cả là nhiều giấy tờ được thay thế bằng Hiragana thay vì chữ Kanji như trước đây.

Không những thế, số lượng người Nhật không thể đọc hay viết Kanji ngày càng tăng cao.

Tuy các Kanji trong Video trên đều là những chữ nhiều nét và rất ít viết tay trong thời đại ngày nay. Vậy nên nhiều người không thể viết cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng qua đây, ta có thể thấy được thực trạng người Nhật phụ thuộc vào thiết bị điện tử, nhất là điện thoại mà lãng quên hay bỏ qua cách viết Kanji thật sự tăng cao.

MUA báo cáo để nộp cho giáo viên 

Theo lời một sinh viên năm 2 đại dọc dân lập có tiếng ở Tokyo cho biết:

“Khi nhận được đề tài, em đã cố gắng lên mạng tìm kiếm thông tin để viết. Thế nhưng “bí” quá phải tìm trang chuyên bán báo cáo của sinh viên trước để mua lại. Để chắc chắn, em còn đổi lại kết luận cơ mà. Lớp em đứa nào cũng làm vậy hết”

Không biết Tokugawa Ieyasu là ai? 

Không những sinh viên đại học gặp vấn đề mà cấp trung học 2,3 cũng không nằm ngoài nhiều lỗ hổng kiến thức mặc dù vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Năm 2008, cuộc thi sát hạch toàn quốc diễn ra tại Kyoto đã thu được nhiều kết quả bất ngờ. Tỷ lệ học sinh lớp 9 không thể giải được toán tiểu học là 12%.

Năm 2009, chương trình giáo dục của NHK hướng đến đối tượng trung học phổ thông được phát sóng. Và bài học đầu tiên được chiếu trên truyền hình là bài toán :”15÷(3+2)×3 bằng bao nhiêu?” 

Tại sao lại dạy cho học sinh cấp 3 bài học chỉ ở trình độ tiểu học? Nó bắt nguồn từ khảo sát chất lượng học tập của công ty hỗ trợ giáo dục Benesse. Kết quả khảo sát lúc đó “giáng” một cú sốc cho toàn thể quốc gia, khi mà không ít học sinh không biết Tokugawa Ieyasu là ai, hay không thể làm phép nhân 10 và chia 10…

 

Tokugawa Ieyasu (1543 – 1616)

Ảnh: sumpu.net

 

Có đến 50% học sinh trình độ cấp 3 cần học lại tiểu học . (Theo một giáo viên trường cấp 3 tỉnh Hyogo cho biết)

Hơn nữa, những năm gần đây, người ta nói rằng thanh niên Nhật chỉ sống trên mạng xã hội và làm “màu” cho bản thân.

Tiêu biểu là vụ leo vào tủ kem chụp ảnh khoe bạn hay nhảy xuống đường ray tàu điện gây hỗn loạn hệ thống tàu điện ngầm…

Thanh niên leo vào tủ kem của cửa hàng tiện lợi tạo dáng chụp hình, ngay sau đó đã bị bắt.

Chuyện các “trẻ trâu” đua nhau chụp hình check in trên… ray tàu điện gần đây trở nên phổ biến 

Tranh luận nảy lửa trên các diễn đàn

Cách đây 2 năm, một người dùng đã đặt ra câu hỏi lớn cho tất cả người tham gia diễn đàn rằng:” Người Nhật đang ngày càng ngu ngốc chăng?”

Và rất nhiều các ý kiến đồng tình có, phản đối có, nảy sinh gay gắt. Xin trích dẫn một số ý kiến như sau:

– Không phải riêng gì người Nhật, mà cả nhân loại đang trở nên mu muội vì chiếc điện thoại thông minh.

A: Vậy không biết tiêu chuẩn gì để gọi là kẻ ngu? Không có bằng cấp hay trình độ học vấn , hay thế lực kinh tế?

B: Tiêu chuẩn là con người

A: Con người như thế nào chứ? Nói như vậy thì đưa ra dữ liệu gì để chứng minh chứ!
B: Tự nghĩ đi!

A:Vâng, thằng ngu. Kiểu như mày thì chẳng biết lý luận gì được đâu. 

B: Vậy mày ra khỏi diễn đàn đi!

A: Đúng là cãi cùn. Không phải người Nhật ngu mà mày ngu đó. Nếu đã ngu thì im lặng mà nghe người khác nói chuyện đi

Nói đến đây, chắc một số bạn sẽ chột dạ, hồi xưa Việt Nam cũng tổ chức khảo sát “trung thực” thì chắc “lòi” ra nhiều chuyện hay lắm phải không nào?

Thế nhưng, người Nhật có phải thật sự đang dần trở nên ngu ngốc? Câu trả lời xin nhường lại cho tương lai. Chính thời gian mới là câu trả lời khiến tất cả tâm phục khẩu phục. Thế nhưng trước mắt, có lẽ phải chăng người Nhật nên làm gì đó với nền giáo dục của mình, kể cả khi dân số trẻ đang tụt dốc không phanh!

Thông tin tham khảo: gendai.ismedia.jp

Chee

Thảm họa người nước ngoài bị “ép”biến chất khi xuất hiện trên truyền hình Nhật

Cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho người khuyết tật, thế nhưng thái độ thật sự của người Nhật như thế nào?

Sự tồn tại của hai loại Lâu Đài đến cả người Nhật cũng nhầm lẫn

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: