Hãy cân nhắc hai loại đàn ông này trước khi chọn “đức lang quân” Nhật Bản

Những ông chồng Nhật Bản vốn chẳng phải thuộc tuýp hình mẫu lý tưởng trên thế giới. Anh ta luôn luôn cho rằng việc nhà là công việc của phụ nữ, chính vì thế chẳng bao giờ khen ngợi hay mang hoa tặng vợ nếu không phải vào dịp đặc biệt. Chẳng ai ôm vợ khi đi làm về, chứ đừng nói là một nụ hôn như trong các bộ phim tình cảm. Các bà vợ Nhật đã bao giờ mơ về điều đó chưa?

Nguồn pinterest

Trong một chương trình của NHK, Asaichi đã đưa ra thuật ngữ, đó là Gaki Otto – những ông chồng nhu nhược. Hắn ta sẽ lột pijama và vứt đó cho vợ thay vì tự giác treo lên. Khi được vợ yêu cầu giúp đỡ việc nhà, hắn chẳng quan tâm và cũng không thèm để ý dù vợ có phàn nàn.

Nguồn Iromegane

80% phụ nữ Nhật xem chương trình đã phản hồi rằng chồng họ chính là Gaki Otto đúng nghĩa. Thế nhưng các ông chồng trong hội nghị bàn tròn thậm chí chẳng cảm thấy xúc phạm về điều đó. Họ mặc nhiên nghĩ rằng nếu là chồng sẽ có quyền hạn như thế, điều này khiến họ càng trở nên nhu nhược.

Nguồn Iromegane

Xã hội Nhật Bản mặc định rằng chồng là trụ cột gia đình, thay vì quan tâm trực tiếp, họ sẽ bỏ công sức kiếm tiền về nuôi vợ con. Chính vì áp lực ấy, đa phần những ông chồng sống tại văn phòng còn nhiều hơn ngủ chung với vợ. Trong trường hợp họ muốn giành thời gian cho gia đình, các công ty cũng sẽ không cho phép điều đấy. Một người đàn ông Nhật khi nộp đơn lên sếp để xin nghỉ phép, rất có thể sẽ bị sếp gây áp lực, phải lựa chọn giữa công việc và vợ con.

Nguồn Iromegane

Nguyên nghĩa của Gaki là một đứa trẻ hư. Thay vì gọi là chồng, người vợ Nhật phải chịu đựng thêm một đứa con khác, một đứa trẻ quyền lực sẽ chẳng bao giờ biết quan tâm đến mẹ của nó.

Thêm vào đó, 63% nam giới Nhật Bản chẳng cảm thấy phiền khi bị gọi là Gaki Otto. Họ sẽ vứt quần áo vương vãi khắp sàn nhà, nằm oặt ẹo chơi Video Game trong khi người vợ đang loay hoay cho con bú.

Nguồn Iromegane

Lý luận của những anh chàng Gaki Otto này là ” sao cô ta không nói với tôi, và có thể cùng nhau giải quyết”. Ở một khía cạnh nào đó, lý luận này cũng không thể bị phản bác hoàn toàn.

Vợ Nhật thuộc tuýp cam chịu, bản thân họ cũng nghĩ chính họ phải chịu đựng và nghe theo chồng, vì chồng đã vất vả làm việc để đem tiền về cho mình rồi. May mắn thay, lớp trẻ ngày nay đã có những suy nghĩ thoáng hơn, đến mức không muốn vướng bận chuyện kết hôn. Nhưng suy cho cùng, tận sâu trong xã hội Nhật Bản, đó vẫn là những kỳ vọng vô hình đặt lên vai người phụ nữ khiến họ phải chấp nhận ở một góc độ nào đấy.

Nguồn Iromegane

Trái với Gaki Otto, chúng ta có thuật ngữ Iku-men. Trong đó, Iku trong 育児 ( giáo dục) – ám chỉ những người chồng có kỹ năng nuôi dưỡng con cái.

Iku-men lọt vào top 10 thuật ngữ xu hướng vào năm 2010, chứng tỏ hình mẫu ấy được khao khát đến mức nào. Chính bởi Iku – men hiếm như lá mùa thu thế nên thuật ngữ này trở nên phổ biến, bởi đâu có ai gọi người vợ làm việc quần quật ấy là 家事ウーマン (Kaji women – người phụ nữ của việc nhà)

Nguồn Iromegane

Thế nhưng thực tế phũ phàng, thu nhập của các gia đình có người chồng là Iku- men không được cao lắm, có thể do sếp không đánh giá cao anh ta vì sẵn sàng đánh đổi công việc cho gia đình.

Nguồn Iromegane

Bạn thử nghĩ mà xem, một khi người chồng đã là Gaki Otto, đứa con trai sẽ học hỏi bố và trở thành một Gaki Otto khác. Hoặc chí ít, cũng bị ảnh hưởng. Vòng lặp cứ thế  tiếp tục, người thiệt thòi chỉ là phụ nữ.

Bản thân tôi đương nhiên thích một Iku-men hơn Gaki Otto. Thế nhưng đôi khi việc chọn lựa trở thành như thế nào cũng không hẳn 100% bản thân có thể quyết định được. Liệu những thuật ngữ trên có cần thiết, hay bản thân chúng đã trở thành gánh nặng lên vai tất cả những ông chồng và cả bà vợ?

Khi lấy chồng Nhật, hãy cân nhắc đến những điều trên các bạn nhé!

Sachiko

“Cười banh hàm”với chia sẻ kinh nghiệm cho con bú bằng 48 tư thế của mẹ Nhật

“Xưa rồi” thời vợ Nhật đảm đang, thiếu nữ hiện đại phải thế này mới chất!

Vạch trần bí ẩn tại sao vợ Nhật không đi làm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: