Vì sao cành tre Fukusasa lại được xem là biểu tượng của sự may mắn ở Nhật?
Ở Việt Nam, cây tre từ lâu đã không còn xa lạ. Tre cộng sinh, cộng cảm với con người. Từ lúc sinh ra đã được quen với câu chuyện mẹ kể, lớn lên với chàng Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi quân thù, những vật dụng quanh nhà, đâu cũng có bóng dáng của tre. Quá quen thuộc phải không các bạn.
Cũng như Việt Nam, ở Nhật, tre đã xuất hiện từ lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Tinh bột than tre
Nguồn: bot-tinh-than-tre-nhat-ban
Đũa tre
Nguồn: lets-talk-chopsticks
Vào thời kỳ Yayoi (trước công nguyên 300 năm đến 40 năm sau công nguyên) tre cũng đã được dùng như các công cụ đánh cá như bẫy thú, giần (giống mẹt ở miền nam), sàn nhà rổ, bàn chải…
Người ta cũng xác định rằng trong thời kỳ Nara (710-794), cây tre đã được dùng làm cán bút, nhạc cụ như sáo trúc Nhật bản (Shakuhachi).
Thời kỳ Kamakura và Muromachi ( 192-1573), cây tre cũng được sử dụng để chế tạo vũ khí cho các chiến binh Samurai như cung và mũi tên.
Nguồn: samurai
Tuy nhiên, ngoài việc là nguyên liệu để làm các vật dụng hàng ngày thì đối với tâm thức người Nhật, tre lại như một biểu tượng của sự kỳ bí và độc nhất vô nhị. Nó được coi như một thứ cây thần thánh vì trong ruột rỗng của cây chính là chỗ ở của thánh thần. Mọi điều đều có căn cơ cả các bạn ạ.
Truyện bắt đầu từ 900 năm trước, có một đôi vợ chồng nghèo sống bằng nghề đốn tre.
Một ngày như mọi ngày, ông lão vào rừng làm việc thì phát hiện một nàng công chúa bé xíu giữa thân tre nên mang về nhà nuôi. Ông lão xem đó như một báu vật mà thánh thần ban tặng cho vợ chồng ông.
Sự xuất hiện của nàng công chúa bé nhỏ giữa thân tre như mang đến cho gia đình ông phúc khí lớn, điềm lành và hạnh phúc an yên, tiếng cười và sự yêu thương. Cũng như cây măng, nàng chỉ cao độ 1 tấc nhưng sau 3 tháng ở với ông bà lão, nàng lớn nhanh và xinh đẹp tuyệt trần.
Có rất nhiều người đến cầu hôn nàng, nhưng nàng không đồng ý một ai cả. Kết cục, nàng công chúa xinh đẹp ấy tạ từ cha mẹ nuôi để trở về với cung trăng, nơi vốn thuộc về nàng.
Hầu hết trẻ con Nhật Bản đều biết câu chuyện này dưới cái tên Kaguya-hime (tức Công chúa mặt trăng).
Ông lão phát hiện thấy nàng công chúa nhỏ bé trong cây măng.
Nguồn: nàng tiên trong ống tre
Hai ông bà hết lòng yêu thương nàng công chúa
Nguồn: nàng tiên trong ống tre
Đứa bé lớn lên trở nên thông minh và xinh đẹp
Nguồn: nàng tiên trong ống tre
Có rất nhiều lời cầu hôn nhưng nàng không đồng ý, nàng phải trở về cung trăng
Nguồn: nàng tiên trong ống tre
Các bạn quan tâm có thể tìm xem các phiên bản hoạt hình của “Nàng tiên trong ống tre”
Nguồn: nàng tiên trong ống tre
Từ câu chuyện cổ tích được truyền qua đời đời đó, người Nhật luôn tin rằng tre sẽ mang đến may mắn, phúc khí cho gia đình. Vậy nên, vào các dịp lễ hội, người ta trang trí các cành tre may mắn, và nó thường được biết đến với cái tên Fukusasa.
Cành tre may mắn hay Fukusasa
Nguồn: rakuten.simonkai
Ngoài ra, trong tháng Giêng, một số đền thờ ở Nhật Bản sẽ bày bán các cành tre này, đây là mang lại nhiều tốt lành cho người kinh doanh địa phương. Nhà nào ngày Tết gắn cành tre may mắn, sẽ đón được hạnh phúc và bình an.
Nguồn: rakuten.simonkai
Nguồn: rakuten.simonkai
Tre luôn là một biểu tượng không thể thiếu trong các lễ hội của Nhật Bản. Sự kiện lớn nhất phải nhắc đến lễ hội Toka Ebisu tại Osaka, có hơn một triệu người đổ về đây để mua Fukusasa.
Vào những ngày này, hầu hết những đền thờ ở Osaka đều chật kín người. Sẽ rất vất vả nếu như bạn muốn một cành Fukusasa ưng ý.
Giờ thì bạn đã biết vì sao ở Nhật, tre được xem là biểu tượng may mắn chưa?
Dẫu ý nghĩa tâm linh đó có tồn tại thật sự hay không thì từ lâu, tre vẫn như một “bằng hữu” thân quen trong cuộc sống đời thường rồi.
Koibito yo
Tháng 3: Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản 2017 tại Hà Nội