Cảm động với lý do Hoàng hậu Michiko luôn mang dép khi đi bên cạnh Thiên hoàng
Bên cạnh người đứng đầu đất nước, đưa ra các chính sách và điều hành nội các, được biết với chức danh thủ tướng và hiện nay là ông Shinzo Abe, thì có một biểu tượng luôn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Nhật, Thiên Hoàng (Tennouheika -天皇陛下).
Ở Nhật Bản, tương truyền rằng tổ tiên của Hoàng gia là thánh thần, dòng máu ấy truyền từ đời nay sang đời khác và chỉ có đàn ông mới có quyền lên ngôi Thiên Hoàng.
Vũ sĩ thời xưa, dẫu có quyền lực như thế nào, nhưng trên tất cả vẫn có Thiên Hoàng, không thế lực nào sánh bằng. Đó chính là Nhật Bản, đất nước quân chủ lập hiến.
Và vợ của Thiên hoàng Akihito hiện nay là Hoàng hậu Michiko.
Là biểu tượng cho nét đẹp của phụ nữ Nhật Bản, hoàng hậu luôn xuất hiện trong hình bóng bộ quốc phục Kimono, giản dị không cầu kỳ nhưng lại rất cao quý.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ đó là đi kèm với Kimono, bà lại luôn chọn những dôi dép Zouri vô cùng dân dã. Từ xa xưa, đây đã là loại dép của dân thường và có giá bán rất rẻ.
Hình thức tuy vô cùng mộc mạc , thế nhưng vì rất nhẹ nên có thể dễ dàng di chuyển.
Vì vậy, chẳng có quý tộc nào lại lựa chọn phụ kiện này để sắm với những bộ lễ phục “đắt tiền” của mình cả.
Khi được phóng viên hỏi về điều này, hoàng hậu đã đáp trả bằng một câu nói vô cùng tuyệt vời như sau:
“天皇陛下に何かあった時、お守りするため”
“Bởi vì nếu Thiên Hoàng của chuyện gì xảy ra, thì tôi sẽ lập tức bảo vệ ngài”
Dù bản thân đã cao tuổi, tuy nhiên khi đi bên cạnh Thiên Hoàng, Hoàng hậu luôn để ý đến từng bước đi của chồng và lỡ có khi ông bị ngã thì bà sẽ ngay lập tức đỡ ông, đó là lỹ do bà luôn phải trong tư thế di chuyển dễ dàng và hành động nhanh chóng.
Đây quả thực là bóng hình người phụ nữ Nhật Bản lý tưởng luôn hết lòng vì chồng nổi tiếng trên thế giới :” Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây…”
Ảnh: youtube.com
Ngoài ra, trong nơi ở của Hoàng gia luôn có những đầu bếp đẳng cấp chuyên phục vụ. Thế nhưng, Hoàng hậu luôn nói rằng, bà muốn con cháu được nếm trọn hương vị từ người mẹ. Nên dù là Quốc mẫu của một nước, bà luôn xắn tay áo lên để nấu các món ăn gia đình cho các con.
Với chế độ quân chủ lập hiến như ngày nay, Thiên Hoàng cùng Hoàng tộc chỉ còn mang ý nghĩa biểu tượng chứ không liên quan nhiều đến Chính phủ. Tuy nhiên đó lại là “Bộ mặt” của cả một quốc gia và góp phần làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa các nước. Như chuyến thăm của vợ chồng Thiên Hoàng đến Việt Nam năm nay cũng là một minh chứng cho ý nghĩa của cái tên “Hoàng tộc”.
Khác với những vị vua ở nước khác, Hoàng gia Nhật Bản không sống ở nơi sa hoa, lộng lẫy, cũng không mặc âu phục đắt tiền.
Mỉm cười vẫy tay chào hỏi dân chúng vào những dịp đặc biệt, chỉ cần có Thiên Hoàng, người dân sẽ cảm thấy nền hoà bình trên đất nước mình còn hiện diện.
Kengo Abe
Tại sao phụ nữ không thể trở thành Thiên Hoàng?
Ngất ngây vẻ đẹp thiên thần của công chúa xinh nhất Nhật Bản
Hoàng tử Nhật học trường bình dân, tự tay cuốc đất khiến cả thế giới ngưỡng mộ