Công thức tạo nên Fisherman – Nghề “ngầu” nhất nước Nhật

Năm 2011, thảm họa kép sóng thần động đất ập đến gây ra rất nhiều mất mát cho vùng biển Miyagi.

Ảnh Mark Pearson

Rất nhiều người chỉ sau một ngày đi làm ở nơi khác, quay trở lại đã mất đi gia đình người thân, nhà cửa, xe cộ,…

6 năm sau, cũng tại nơi đây, từ những bãi đất trống nơi thảm họa thiên nhiên đi qua quét đi tất cả đã mọc lên những căn nhà. Người dân bắt đầu nâng cao đất nền, các công trình trường học, cầu cống, đê đập được phục hồi, kiên cố chắc chắn hơn.

Điều đáng ngưỡng mộ là, những con người ở vùng đất này, vẫn tiếp tục sống với cái nghiệp của họ: ngư nghiệp (nghề làm cá).

Ảnh Job Fisherman

Sau thảm họa, biển lấy đi của họ tất cả, nhưng cũng chính biển, đem lại cho họ nguồn sống. Vì vậy, người dân vẫn nương theo biển mà sống tiếp, kiên cường và mạnh mẽ.

Những người ngư dân ở Miyagi đã làm rạng danh nghề cá ở vùng này, đó là một trong những nghề “ngầu” nhất, được toàn dân Nhật Bản ngưỡng mộ.

Điều gì làm nên một người ngư dân “chất” tại Miyagi.

Chịu khổ 

5 giờ sáng trên cảng cá Kesennuma, Chợ cá đã nhộn nhịp người qua kẻ lại. Không phải âm thanh của người đến mua cá, mà là của những người ngư dân đang vận chuyển từng tấn cá từ thuyền vào bên trong. Có những nhóm đến kiểm tra trọng lượng, chất lượng cá, có những xe chở thùng đựng đá ướp cá,…

Từ lúc trời còn nhá nhem tối…

Ảnh JAPO

Cá Kiếm đánh bắt về xếp thành hàng trong Chợ (Ảnh JAPO)

Ảnh JAPO

Những người ngư dân đang kiểm tra kích thước cá Mập chuột (ảnh JAPO)

Cá được trút xuống thùng (Ảnh JAPO)

Ảnh JAPO

Đến khi bình minh lên

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Nhiệt tình

Điểm đặc biệt ở những người ngư dân vùng này là rất yêu nghề. Họ không phải những người làm công, mà là nhóm ngư dân tình nguyện, với ước muốn trở thành những người lành nghề và vực dậy được ngành ngư nghiệp tại Miyagi nói riêng, và cả vùng Tohoku nói chung – nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm họa thiên nhiên.

Ảnh fishermanjapan.tumblr

Mục đích của nhóm ngư dân này là tăng số lượng thanh niên khỏe mạnh, có kĩ năng và đam mê với nghề của vùng bờ biển Sanriku lên 1000 người trước thềm năm 2024.

Bạn có thể cảm thấy sự nhiệt tình của những người này khi trò chuyện cùng với họ, từ ánh mắt họ nhìn từng mẻ hải sản được đưa lên từ mặt biển. Tại Miyagi, bạn có thể trải nghiệm cảm giác tận hưởng “Umi no Aji” (Vị của biển) trong từng miếng Sashimi được bắt trực tiếp từ biển, Tour này sẽ được dẫn bởi chính những ” đứa con của biển” – những người ngư dân.

Ảnh JAPO

Bật mí với các bạn là sự đáng yêu của người ngư dân tại đây không chỉ đến từ cử chỉ, lời nói, hành động, mà còn được thể hiện qua trang phục của họ. Nhìn giống hệt chú Mario bước ra từ Game của Nintendo đúng không nào?

Nghề không bao giờ cô đơn

Đơn giản vì ở bên lúc nào cũng có đồng bọn. Khác với rất nhiều nghề hiện đại, đa phần các nghề truyền thống đều đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt đối với nghề cá.

Bạn sẽ không thể một mình kéo cả mẻ cá, cũng không thể nào vận chuyển, kiểm tra, xuất cá chỉ với vài người.

Dường như những người ngư dân ở đây đều biết nhau, không chỉ vì cùng chia sẻ đam mê, khổ cực của cuộc sống lênh đênh, mà vì trên người họ có cái mùi mặn mà chung của biển.

Ảnh JAPO

Sau một buổi làm việc vất vả, tất cả ngư dân cùng tụ tập ăn Tabehoudai hàu nướng tại một cửa hàng nhỏ. Ở đó có những xô đựng vỏ sò để viết điều ước lên trên. Họ sẽ cùng lắng nghe tiếng lách tách của con hàu khi đang nướng, sưởi ấm bên lò than và cùng trò chuyện về những điều thú vị trong ngày.

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Một nghề vừa “ngầu” vừa đáng yêu phải không nào?

Không quan trọng thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống đục khoét, chỉ cần con người luôn có đam mê và sống vì đam mê, mọi chuyện rồi cũng sẽ có cách giải quyết.

Miyagi hiện tại thuộc vùng đánh bắt Sanriku, dải bờ biển cung cấp lượng cá lớn nhất nước Nhật, sau đó từ đây sẽ phân phối đến các chợ cá trên cả nước. Đối với một quốc gia tiêu thụ hải sản lớn như Nhật Bản, ngư nghiệp là một trong những ngành mũi nhọn, và đằng sau sự phát triển của một ngành nghề, không nên bỏ qua sự thầm lặng của những người ngư dân.

Sachiko

Linh hồn “Ma Da Chết Trôi” ám ảnh ngư dân Nhật

Lạ đời kiểu báo thức bằng cách nhờ ngư dân gọi điện

Nghề cá Nhật Bản: Bí mật của ngư dân

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: