Gặp gỡ nghệ nhân sơn mài cá tính – “Tôi không muốn tạo ra kiệt tác, niềm vui của tôi là làm ra những món đồ mà ai cũng có thể sử dụng”

Thành phố Osaki thuộc Miyagi là địa điểm được rất nhiều du khách trong và ngoài nước Nhật yêu mến, tại nơi đây có một thị trấn suối nước nóng quanh năm khói bốc lên nghi ngút tên là Nariko Onsen.

Bên cạnh thiên nhiên hữu tình, nơi đây còn bảo tồn rất nhiều ngành nghề truyền thống của Nhật Bản, bao gồm làm đồ sơn mài và sản xuất búp bê gỗ Kokeshi.

Biểu tượng búp bê gỗ Kokeshi ở Nariko Onsen (Ảnh JAPO)

Sơ đồ thị trấn Nariko Onsen (Ảnh JAPO)

Dù rằng Nhật Bản rất nổi tiếng với các sản phẩm thủ công, số lượng nghệ nhân lại có xu hướng ít dần mỗi năm. Thế nhưng tại thị trấn nhỏ này vẫn có những con người đang miệt mài làm việc để bảo tồn các giá trị truyền thống Nhật Bản. Thay vì làm do trách nhiệm và nghĩa vụ phải tiếp quản nghiệp tổ tiên, họ làm bởi vì họ yêu mến và đam mê với những gì họ tạo ra.

Ảnh JAPO

Trong một lần đến thị trấn Nariko Onsen, JAPO đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với Tsuneo Goto, một nghệ nhân sơn mài có tiếng ở vùng này.

Goto chia sẻ rằng nghề sơn mài đã bắt đầu xuất hiện ở Nariko Onsen từ thế kỷ 17, cách đây xấp xỉ 350 năm. Đặc điểm khiến sơn mài ở đây tạo được điểm nhấn chính là phương pháp làm nổi vân gỗ tên là kijiro-nuri. Phương pháp này được thực hiện bằng cách liên tục cho lớp sơn không màu trực tiếp lên bề mặt gỗ, sau đó mài nhiều lần, cho đến khi lớp vân gỗ nổi rõ lên bề mặt.

Các sản phẩm sơn mài của Goto có nước sơn rất đẹp và chắc chắn, gỗ nổi vân đều và rõ nét.

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ông chia sẻ rằng mình đã bắt đầu làm sơn mài từ khi học trung học. Khi ấy, Goto đi tầm sư học đạo một người thợ lành nghề ở Akita trong nhiều năm liền. Quá trình rèn luyện rất cực khổ trong khi ông vẫn còn quá trẻ, Goto từng bỏ trốn về nhà 1 lần, thậm chí đã ngồi lên chuyến xe buýt quay lại Naruko.

Nhưng khi đi được nửa đường, chàng thanh niên dừng chân bên một quán cà phê để dằn vặt bản thân. Anh tự nói với mình không thể bỏ cuộc như thế. Cuối cùng, Goto quay trở lại, đối diện với trách nhiệm của bản thân, và đã bỏ 5 năm học tập không ngừng nghỉ cùng người thầy của mình.

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

May mắn thay, người thầy đó không những tài năng còn rất nhiệt tình, ông đã truyền lại cho Goto hơn 50 kỹ thuật sơn mài khác nhau. Nhờ thầy giáo, Goto nhận ra rằng các bước căn bản rất quan trọng để đào tạo nên một nghệ nhân sơn mài, vì nhờ căn bản họ có thể sáng tạo ra kỹ thuật của riêng họ, hơn là chỉ quan sát và ăn cắp kỹ thuật từ thầy mình. Goto cũng chia sẻ thêm sẵn sàng bỏ công đào tạo nếu tìm được người thật sự yêu mến và quyết tâm học làm sơn mài.

Ảnh JAPO

Hằng ngày, Goto vẫn miệt mài làm ra những sản phẩm sơn mài, từ đơn giản đến phức tạp. Mục đích của ông không phải vì danh tiếng hay vì tiền, chẳng qua ông chỉ đang làm những điều ông thích. Hiện nay vì tuổi đã cao, số lượng sản phẩm của Goto có giảm bớt, nhưng ông vẫn chưa bao giờ ngừng lại.

Đây là một số mẫu vân được Goto sáng tạo ra.

Vân màu vàng ở trung tâm chính là vân mà Goto thích làm nhất (Ảnh JAPO)

Ảnh JAPO

 Ông chia sẻ mẫu vân khó làm nhất chính là mẫu tưởng chừng đơn giản nhất, đó là mẫu chỉ độc 1 màu đen duy nhất ở ngoài cùng bên trái.

Khi được hỏi Goto thích làm ra sản phẩm nào nhất, ông rất nhiệt tình chia sẻ rằng thích làm những sản phẩm cần thiết hẳng ngày mà ai cũng sử dụng như đũa, tráp cơm,… Dù độ khó của những dụng cụ này không cao, tính nghệ thuật cũng có thể không bằng những vật dụng khác, đồng nghĩa với việc giá cả không bằng, thế nhưng Goto cảm thấy có ý nghĩa khi các tác phẩm của mình không chỉ được người khác yêu thích mà còn có giá trị sử dụng cao.

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Ảnh JAPO

Nhờ những nghệ nhân có tâm như Goto mà nghề thủ công truyền thống ở vùng này không chỉ được bảo tồn mà còn được sáng tạo nâng cao.

Nhắc đến Miyagi bạn nhớ đến điều gì? Không chỉ là vùng đất chịu thiệt hại bởi sóng thần, hay một trong những nơi ngắm cảnh Lá đỏ đẹp nhất Nhật Bản, đó còn là mảnh đất quê hương của rất nhiều con người đáng yêu, sống trọn từng khoảnh khắc với đam mê của họ.

Sachiko

Những hướng dẫn viên kỳ lạ tại vùng đất sóng thần Miyagi

Ma mị, ám ảnh lạc bước vào Vùng đất linh hồn cây tại Miyagi

Hân hoan chào đón Tuần lễ Miyagi 2017 tại TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: