Điều bất ngờ bên trong căn phòng xử tử ở Nhật

Trong khi nhiều nước trên thế giới đã bãi bỏ án mức án nặng nhất dành cho phạm nhân là án tử thì ở Nhật vẫn còn giữ lại hình thức này.

Trong suốt rất nhiều năm, việc hành quyết tử tù được xem như một vấn đề bí mật ở quốc gia này. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2010, Nhật Bản đã công bố những hình ảnh về căn phòng dành cho người tử tù trong vài phút cuối đời.

Năm 2012, Bộ trưởng Tư pháp Toshio Ogawa đã cho phép hành quyết ba người đàn ông và họ bị treo cổ trong các nhà tù ở Tokyo, Hiroshima và Fukuoka. Vẫn có 132 tù nhân đang bị tử hình tại Nhật Bản, hãng tin Kyodo cho biết. Họ bao gồm 13 thành viên của phái tôn giáo “Ngày tận thế” đã gây ra vụ tấn công gây chết người vào tàu điện ngầm Tokyo vào năm 1995.

 Một cuộc khảo sát của chính phủ trong năm 2009 cho thấy 86 % người Nhật ủng hộ án tử hình.
Trong khi vẫn có một số lực lượng phản đối, theo những người này thì:
Việc thi hành án treo cổ với phạm nhân cho thấy nước Nhật đang băn khoăn về quyền sống của con người. Một hình phạt quá tàn bạo và có rất nhiều nước đã bãi bỏ“.

Theo một báo cáo của tổ chức Ân xá quốc tế được công bố vào hôm thứ Ba, ít nhất 676 người đã bị hành hình tại 20 quốc gia trong năm 2011, so với 527 vụ hành quyết ở 23 quốc gia trong năm 2010, tăng 28 %.

Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai nước duy nhất trong G8 còn thực hiện án tử hình. Cả hai đều là mục tiêu của những lời chỉ trích mạnh mẽ của Amnesty và các nhóm nhân quyền khác.

 

 

Năm 2010, Bộ trưởng Tư pháp, Keiko Chiba, quyết định mở buồng thực hiện giam giữ ở Trung tâm Tokyo, bao gồm năm phòng. Chỉ có các phương tiện truyền thông Nhật được phép tiếp cận.

Theo những hình ảnh được phát sóng trên truyền hình NHK thì căn phòng nhìn rất sạch sẽ, gần như vô trùng. Các nhà báo cho biết, có thể ngửi thấy mùi thơm của trầm, thường được sử dụng trong các đám tang Phật giáo.

Ngay bên trong lối vào có thể nhìn thấy một am thờ có đặt bức tượng quan thế âm bồ tát, truyền thuyết kể lại, đó là một cô gái chịu hành quyết vì cự tuyệt không lấy người đàn ông được bố mẹ sắp đặt.
Nhưng khi lưỡi đao hạ xuống thì gãy làm đôi, điều thần bí này làm cho người dân thời đó tin rằng, án tử không thể dành cho người không mang tội. Sau khi cô gái chết, họ lập am thờ.
Để cho người tử tù gặp mặt Quan thế âm bồ tát lần cuối như một sự cứu rỗi linh hồn của họ. Căn phòng được trang trí với sàn lót bằng gỗ tùng, ánh sáng và âm thanh dịu nhẹ.
Ở giữa phòng có đánh dấu một khung đỏ. Đây là nơi hành quyết tử tù. Khi phạm nhân bước tới, móc vào một cái dây có sẵn.
Sát buồng bên, có ba nút bấm.
Sẽ có ba quản ngục bấm vào ba nút đó, nhưng chỉ một nút là thật. Vì vậy, sẽ không ai biết mình bấm nút nào để mở cái khung gỗ phía dưới chân tội phạm.
Khi bấm nút, khung gỗ đỏ sẽ mở ra, tử tù sẽ lọt qua khung đó, rơi xuống căn phòng phía dưới ảm đạm và không có bất cứ vật gì.
Cái chết chỉ thực hiện trong vòng vài giây. Chết như một sự giải thoát khỏi những tội lỗi họ đã gây ra. Đúng như nghi lễ, người ta sẽ rải muối quanh chỗ hành hình để linh hồn người chết được siêu thoát.
 Theo thông tin cung cấp của người quản ngục ở đây, thì trước khi hành quyết. Tội phạm sẽ được ngồi nói chuyện với nhau về các vấn đề như tôn giáo và nguyện vọng. Họ sẽ được ăn bữa ăn cuối cùng nhưng không được phép gặp gia đình.
Thậm chí, họ cũng không biết khi nào mình bị hành quyết. Có những tử tù phải đợi đến 5 năm hoặc có thể lâu hơn. Chỉ gần đến ngày, mới được thông báo vài thông tin. Chính việc chờ đợi trong mỏi mòn đã khủng bố tinh thần của tội nhân. Làm cho họ suy sụp và bấn loạn về tinh thần.
Từ bao lâu nay, việc hành quyết người phạm tội như một bức màn bí mật ở Nhật. Người ta vẫn luôn tưởng tượng về nó hết sức rùng rợn. Nhưng những gì ta nhìn thấy không quá đáng sợ. Có lẽ sống trong dằn vặt vì những tội lỗi gây nên mới là chuyện đáng bàn.
Nhưng dù sao, thì việc giữ lại bản án này cũng đã làm chính quyền Nhật nhận không ít chỉ trích. Và thông tin về nó cũng chỉ dừng lại ở chỗ người ta được nhìn thấy nơi cuối cùng kết thúc một linh hồn tội lỗi mà thôi!
Nguồn: noticias24
TT


 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: