Tại sao việc giữ lại họ của người vợ lại bất cập trong xã hội Nhật Bản?

Ở châu Âu, chuyện kết hôn chẳng phải vấn đề quá to tát. Có rất nhiều cặp đôi sống chung, thậm chí có con, thế nhưng họ chưa bao giờ được thừa nhận là vợ chồng. Tuy nhiên đó lại là vấn đề hoàn toàn khác tại Nhật Bản.

90% phụ nữ Nhật sau khi kết hôn sẽ đổi qua họ của chồng. Họ chia sẻ nguyên nhân vì như thế sẽ ít rắc rối hơn.

Ảnh theseventhart.org

Đầu tiên, Nhật Bản coi trọng vào gia đình – tiền đề hình thành nên xã hội. Mà trong xã hội Nhật Bản cũng như một số các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, người đàn ông vẫn là trụ cột gia đình.

Koseki (戸籍/ hộ tịch) là từ để mô tả vào hệ thống này. Đó là giấy tờ chứng nhận một người là thành viên của gia đình, trước khi trở thành, thành viên xã hội.

Ảnh アーバンフューネス

Thông qua một số các cụm từ của Nhật Bản về việc dựng vợ gả chồng, bạn cũng có thể cảm nhận được phần nào cách nhìn nhận của nước Nhật về vai trò của người phụ nữ và người đàn ông trong một cuộc hôn nhân.

Nói về việc người phụ nữ đến làm dâu nhà chồng, người Nhật dùng các cụm từ như  嫁に行く (Yome ni Iku) hay 嫁にもらう (Yome ni morau) dịch nôm na là đi làm dâu và nhận dâu. Còn với trường hợp người đàn ông ở rể, người Nhật ít dùng cách diễn đạt này mà dùng  婿養子 (Muko yoshi) – Đây là một trường hợp khá hiếm trong xã hội Nhật.

Cụ thể, tin tức về diễn viên Masahiro Motoki đến ở rể nhà vợ sau khi kết hôn đã khiến rất nhiều người Nhật ngạc nhiên.

Ảnh Iromegane

Gần đây, khi tỷ lệ sinh của Nhật Bản đang giảm dần, việc người đàn ông đến ở rể nhà vợ sẽ càng khó khăn hơn, vì anh ta được trông đợi sẽ trở thành trụ cột gia đình. Thế nhưng trong trường hợp nhà có duy nhất một đứa con gái, gia đình ấy sẽ có khả năng biến mất. Trong trường hợp đó, Nhật Bản đang cân nhắc việc người vợ được phép giữ lại họ của cô ta dù đã kết hôn.

Thật ra đây cũng không phải là ý tưởng mới mẻ gì vì trước thời Minh Trị, người phụ nữ sau khi kết hôn không dùng họ của chồng. Bạn đang nghĩ rằng người Nhật xưa rất hiểu biết về công bằng giới tính, thực tế có hơi khác.

Trước thời Minh Trị, rất ít người Nhật có họ vì chỉ có tầng lớp cao hơn Samurai mới có dòng dõi riêng, và những người này chỉ chiếm 6% dân số Nhật Bản lúc bấy giờ. Vào thời phong kiến, cái họ nói lên dòng dõi, đồng thời quyết định địa vị của bạn. Cái họ rất thiêng liêng do đó dù người phụ nữ đã làm dâu tại gia đình đó, cũng không được phép mang họ của chồng.

Ảnh 自転車文化センター

Trước thời Edo, thậm chí người phụ nữ có quyền lực nhất cũng thường giới thiệu bản thân “Tôi là vợ (Uchi (内) của tướng quân XX). Nói chung, người phụ nữ Nhật Bản ít khi dùng tên cá nhân để nói về bản thân, trước khi kết hôn, họ là con gái của ai đó, và sau khi kết hôn, họ là vợ của ai đó. Khi họ chết, trên bia mộ cũng sẽ viết theo mẫu sau “Vợ của…, từ dòng họ…”.

Thế nhưng trong xã hội Nhật Bản hiện đại, rất nhiều phụ nữ có sự nghiệp, có địa vị trong xã hội trước khi kết hôn. Vậy tại sao họ phải đổi họ sau khi kết hôn? Từ năm 2001, phụ nữ được phép dùng họ của mình thế nhưng cũng không thay đổi được nhiều, vì họ vẫn sẽ được xem như có hai họ sau khi kết hôn như thể họ có 2 nhân cách vậy.

Ảnh フォトスタジオコボ戸田店

Vấn đề sẽ càng rắc rối hơn sau khi có con. Mizuho Fukushima và Yuichi Kaido là 1 cặp đôi luật sư tiến bộ, họ đã quyết định sẽ không kết hôn. Thế nhưng theo như lời kể, thật khó để quyết định liệu có nên có con không? Đứa trẻ sinh ra sẽ mang họ của cha hay của mẹ, liệu nó có bị kỳ thị và bắt nạt ở trường không?

Trong điều kiện chế độ hộ tịch vẫn tồn tại, việc giữ lại họ cho người vợ có vẻ thiếu thực tế vì điều đó sẽ trái với quan niệm đàn ông là trụ cột gia đình. Vậy tại sao phụ nữ lại không thể dẫn dắt gia đình, tại sao họ không thể tự quyết định họ của đứa con mà không gặp bất kỳ rắc rối nào?

 Có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản nên nhìn lại về vấn đề bình đẳng giới tính. Hệ thống này sẽ còn tồn tại lâu dài nếu người vợ vẫn sống phụ thuộc vào thu nhập của chồng. Thế nhưng nếu đó là mong muốn của riêng người vợ cũng rất khó để can thiệp, dù rằng đó có thể là nguyên nhân gây ra nạn bạo hành gia đình.
Vậy liệu người phụ nữ Nhật có nên giữ lại cái họ cho mình không?
Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: