3 lý do tại sao người dân tỉnh Aomori được xem là đoản mệnh nhất Nhật Bản
Bạn có biết văn hoá vùng miền là một phần không thể thiếu trong tổng thể nền văn hoá Nhật Bản từ xưa đến nay?
Nhắc với người Nhật về một vùng nghĩa là toàn bộ hình ảnh đặc sản, điểm du lịch nổi tiếng sẽ hiện lên trong đầu họ.
Và mỗi khi gọi tên tỉnh Aomori bạn có biết người Nhật nhớ ngay đến điều gì?
Đây là tỉnh có mức lương trung bình thấp nhất. Ngược lại, thời gian làm việc lại nhiều hơn bất cứ nơi nào trên cả nước, nên người lao động thường bị kiệt sức, dẫn đến bệnh nặng rồi qua đời.
Vì vậy theo thống kê hằng năm, đây là tỉnh có tuổi thọ trung bình dân cư thấp nhất Nhật Bản.
Vậy tại sao chỉ mỗi Aomori là tỉnh chịu thiệt thòi đến như thế?
Đó là vì mùa đông quá đỗi khắc nghiệt ở xứ sở Táo xanh này.
Mỗi đợt tuyết rơi dày, là dường như tất cả công việc đồng áng, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nên mọi người thường lười vận động chỉ ở nhà nằm uống rượu cả ngày.
Mặt khác, tuy Hokkaido mới là vùng lạnh nhất Nhật Bản, thế nhưng ở những vùng càng lạnh như thế, người ta càng chú ý đề phòng và trang bị kỹ càng các thiết bị sưởi ấm như lò sưởi, chăn điện…
Với địa thế khá “kỳ quặc” như Aomori, có năm cực lạnh, có năm lại không, nên người dân trở nên chủ quan và thiếu chuẩn bị.
Vì thế uống rượu đến say mềm trong trạng thái lạnh cóng thì chuyện dễ “ra đi” là đương nhiên rồi.
Cảnh rừng tuyết nổi tiếng ở Aomori
Ngoài ra, còn một vấn đề nữa liên quan đến thực phẩm.
Người Aomori rất thích ăn mặn. Tuy nhiên lại khá keo kiệt cho việc chi trả viện phí.
Vì vậy họ rất ít khi đến bệnh viện khám chữa trị.
Vì vùng sâu vùng xa nên lực lượng y bác sĩ cũng rất hạn chế, có khi thiếu hụt nghiêm trọng.
Một tỉnh vừa có tiềm lực kinh tế thấp, tỷ lệ tự sát vừa cao như thế chẳng trách nhiều thanh niên bỏ quê lên Tokyo lập nghiệp. Để nỗ lực nuôi dưỡng ước mơ tại thành phố hoa lệ ấy, nhiều người Aomori cũng đã bỏ mạng chốn đất khách quê người vì làm việc quá sức.
Bởi những lý do trên mà Aomori được gọi là tỉnh có tuổi thọ ngắn nhất Nhật Bản.
Vậy làm sao để tỉnh này thoát khỏi vòng xoáy cứ lặp đi lặp lại hằng năm?
Một gia đình giàu có đã ra giá cho ai thay đổi được tình trạng hiện nay của tỉnh, mức giá lên đến 2,000,000,000 Yên.
Hiện vẫn chưa rõ danh tính của gia đình trọc phú sẵn sàng hy sinh tài sản để đổi mới quê hương. Tuy nhiên nếu sử dụng số tiền này một cách hợp lý, biết đâu cuộc sống của người lao động sẽ trở nên khởi sắc. Từ đó mà cảnh lao động kiệt sức, bỏ mạng tha hương sẽ dần bị đẩy lùi?
Hãy chờ đợi bước tiến của tỉnh trong những năm sắp tới, trên con đường gột bỏ cái tên “Tỉnh có tuổi thọ ngắn nhất Nhật Bản nhé”.
Kengo Abe
Dừng chân ở Aomori, đừng quên lắng nghe câu chuyện anh hùng diệt quỷ dữ qua lễ hội đèn lồng khổng lồ
Quen thuộc nhưng ý nghĩa với những từ được người Nhật dùng nhiều nhất vào mùa đông