Bạn biết gì về những cái tên “phi giới tính” và quy tắc đặt tên của người Nhật

Cũng giống với Việt Nam, nhìn vào những cái tên của người Nhật, bạn cũng có thể đại khái đoán ra được giới tính của người đó.

Tuy nhiên, trong số ấy vẫn có những ngoại lệ. Có một số cái tên, giống như tên Nguyên, Vũ ở Việt Nam có thể sử dụng được cho cả hai giới. Trong trường hợp của Nhật Bản, đó là những cái tên nào?

1. Shizuka

Với cái tên này bạn nhớ tới ai?

Có phải là cô bé hai bím tóc rất đáng yêu trong Doraemon – Shizuka chan.

Cái tên có vẻ “gái tính” này thật ra cũng có thể được dùng cho nam.

Người trong hình có tên đầy đủ là Kamei Shizuka (亀井静香) – một chính trị gia nổi tiếng người Nhật.

Các đồng nghiệp của tôi vẫn hay gọi đùa ông một cách thân mật là Shizuka- chan. Quả nhiên ấn tượng về cái tên đúng là vẫn giành cho con gái ( chan là cách gọi con gái).

Nhân tiện, Shizuka mang ý nghĩa là tĩnh lặng. Tuy nhiên Kamei Shizuka rất giỏi trong việc ăn nói, ông không hề im lặng chút nào đâu.

2. Hiromi

Một lần nữa, đây lại là cái tên chủ yếu được sử dụng để đặt tên con gái. Thế nhưng con trai vẫn có thể mang tên này.

Bạn có biết người này không? Đây là Gou Hiromi -san, một ca sĩ nổi tiếng của Nhật.

Sinh năm 1955, ông hiện nay đã ngoài 60 tuổi, vậy mà trên hình bạn có thể thấy một người đàn ông trung niên với nụ cười tươi tắn và vóc dáng khỏe mạnh. Ngoài ra giọng hát của ca sĩ này thực sự rất truyền cảm. Hãy tìm nghe giọng hát tuyệt vời của Gou Hiromi bạn nhé !

3. Tsubasa

Tsubasa có nghĩa là đôi cánh, ngược lại, tên này hay dùng để đặt cho con trai.

Thế nhưng vẫn có nhiều cô gái Nhật Bản có cái tên này. Đây là một ví dụ.

Tên cô gái này là Wakatsuki Tsubasa, tuy nhiên tên Tsubasa rất hiếm với con gái.

4. Tsukasa

Nếu Tsubasa thường chỉ dùng để chỉ tên con trai, Tsukasa lại là cái tên “phi giới tính”.

Lúc tôi còn đang học trung học, tôi thường xuyên thấy người này xuất hiện trên TV.

Cô gái này là Tsukasa Ito-san. Bên cạnh đó, trong lớp của tôi cũng có một cậu bạn có tên là Tsukasa.

Tuy cùng tên nhưng tính cách hai người có phần khác nhau. Rất đáng tiếc do có tên trùng với người nổi tiếng, cậu ấy thường bị trêu là “Tsukasa-chan”.

Ngoài những cái tên có thể được dùng cho cả nam và nữ, trong trường hợp là tên nữ, chúng ta có thể biết được tuổi tác chỉ bằng cái tên.

Những người lớn tuổi thường có tên bằng Katakana. Ví dụ ウメ、トシ、ヨネ、トメ、スエ (Ume, Toshi, Yone, Tome, Sue). Đa phần là thế chứ không phải tất cả nhé.

Những cái tên này rất phổ biến ngày xưa, vì khi ấy nhà rất đông con, đặt tên như vậy để hy vọng đứa tiếp theo không ra đời nữa. Ví dụ Tome (trong Tomeru) có nghĩa là dừng lại, hay Sue có nghĩa là cuối cùng.

Từ năm 1940 đến năm 1970, trong tên con gái Nhật Bản thường rất hay thêm vào chữ 子 (ko), gần giống với trường hợp chữ Thị trong tiếng Việt. Ví dụ như Yoshiko, Satoko, Kimiko, …

Ngoài “Ko”, người Nhật cũng thường thêm vào “Ka” hay “Mi” vào cuối tên con gái. Ví dụ như Terumi, Kiyomi, Yuka, Yoshika,…

Chị gái của tôi tuy tên là Miki nhưng vẫn hay bị những ông bác gần nhà gọi là Mikiko, có vẻ vì bị ảnh hưởng bởi cách đặt tên ngày xưa đây mà !

Gần đây những cách đặt tên truyền thống này đang ít dần, thế nhưng người Nhật vẫn giữ lại phương pháp dùng tên hoa để đặt tên cho con gái.

Khi tiếp xúc với người Nhật, đặc biệt là khi làm việc với đối tác qua Mail, có những cái tên khiến bạn hiểu lầm về giới tính của đối phương. Vì thế hãy hết sức cẩn thận nhé !

Kengo Abe

Cười bể bụng với cái tên dài nhất lịch sử nước Nhật

Choáng với cái giá đắt phát hoảng của rau-củ-quả Nhật Bản

15 cái nhất của Nhật Bản không phải ai cũng biết

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: