Điều gì là hành trang không thể thiếu mà mẹ Nhật luôn dạy trẻ khi bắt đầu vào tiểu học ?
Có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc nên chuẩn bị trước điều gì cho trẻ khi sắp bắt đầu nhập học trường tiểu học từ tháng 4?
Đáng lưu ý là các bậc phụ huynh mang tâm lý lo lắng này đều đang có con đầu lòng.
Nguồn : shop.hikaritv.net
Vậy theo bạn điều gì là quan trọng nhất?
Chuẩn bị sách vở , quần áo , hay dạy con cách lễ phép với thầy cô, thương yêu bạn bè, giúp đỡ hoặc ủng hộ những người gặp khó khăn. Hay chỉ đơn giản là những hành động nho nhỏ như nhường ghế cho 1 cụ già… có muôn vàn cách thức chỉ dạy cho con trẻ đúng không nhỉ?
Theo như lời khuyên của thầy Oyano (親野先生) thì hầu hết mọi người đều nghĩ việc đến trường là để học. Học viết, học đọc, cho đến cả học tính toán, hay hình thành thói quen sinh hoạt ở trường .v.v.v Những điều đó đều không sai, nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất.
Mà chính “NGÔN TỪ” mới là bài học quan trọng nhất.
Vây tại sao ông lại có suy nghĩ như vậy?
Đầu tiên ông muốn các bậc phụ huynh nào thường có cách nói cấm đoán với con như:
– “Lại không chịu làm…”
– “Tại sao lại không làm …”
– “Không được …. cấm…”
– “Không thể, không làm được”
v…v…v
thì hãy thay đổi cách sử dụng ngôn từ cho hợp lý.
Nếu lũ trẻ thường xuyên nghe những lời nói như vậy dần dần trẻ sẽ mất đi sự tự tin ở chính bản thân mình bên cạnh đó tồn tại suy nghĩ tự ti trong học tập, thói quen sinh hoạt, khả năng giao tiếp, ngay cả lúc vui chơi giải trí cùng bạn bè. Trẻ sẽ dần hình thành trong tiềm thức của mình rằng:
“Điều đó là không thể đối với mình, mình sẽ không làm được..”
Và đó chính là bức tường ngăn cản sự phát triển của bé.
Điều đó cho ta thấy được sức mạnh của ngôn từ ảnh hưởng đến trẻ rất mạnh
Ví dụ 1: Giả định
– Thay vì nói “Con hãy xoá sạch vết bẩn rồi mới được viết nha”
thì nên thay bằng: “Nếu con xoá sạch vết bẩn sẽ dễ viết hơn nè”.
– Thay vì nói “Ngày mai xuất phát sớm, cho đến mai mà chưa dọn xong đồ là không kịp đâu”
thì nên nói là “Con cố gắng dọn đồ trong hôm nay, vì mai mình sẽ xuất phát sớm tránh trường hợp vội vàng mà quên đồ”
Ví dụ 2: Cho con lựa chọn
Bạn đưa ra cho bé 2 sự lựa chọn coi như đó là lời khuyên về việc bé làm trước hay làm sau và sự khác nhau cũng như lợi ích cho bé.
Tình huống: Bạn muốn bé làm bài tập ngay bây giờ để bạn tiện chuẩn bị bữa tối. Hơn nữa, nếu không làm ngay thì chắc chắn xem xong bộ phim hoạt hình yêu thích sau bữa tối thì đã đến giờ bé đi ngủ rồi.
-Lựa chọn 1: Bây giờ con sẽ làm bài tập, sau bữa cơm tối con sẽ kịp giờ xem phim.
-Lựa chọn 2: sau bữa tối con sẽ làm bài tập và bộ phim con yêu thích sẽ được chiếu lại tuần sau.
Vì đây là việc bé phải lựa chọn bé sẽ tự cảm thấy có trách nhiệm hơn và sẽ dễ thực hiện hành động khi đã hiểu rõ vấn đề.
Nguồn: brava-mama.jp
Qua những vấn đề nhỏ như vậy thôi chúng ta đã thấy rõ sự quan trọng của ngôn ngữ. Không nói riêng trẻ con, người lớn đôi khi cũng cần sự nhẹ nhàng và ngọt ngào nhỉ?
Việt Nam có câu “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay như câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Sức mạnh của ngôn từ đáng sợ hơn bạn nghĩ. Vì vậy, đối với những bà mẹ đang ở giai đoạn này, hãy luôn bình tĩnh và dạy con một cách có lý trí nhé!
Neyuki
Chương trình tiểu học Nhật có gì đặc biệt?
3 bài học làm người đằng sau bữa trưa của học sinh tiểu học Nhật
Xúc động lá thư gửi đến em gái chưa kịp ra đời của cậu bé tiểu học Nhật Bản